KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU TỈNH ĐẮK LẮK

Ngày nhận bài: 14-03-2012

Ngày duyệt đăng: 16-07-2012

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Quang, T. (2024). KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU TỈNH ĐẮK LẮK. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(4), 586–596. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1689

KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU TỈNH ĐẮK LẮK

Trần Văn Quang (*) 1, 2

  • 1 Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • 2 Viện Nghiên cứu lúa, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Lúa lai hai dòng, thời gian sinh trưởng ngắn, vùng sinh thái

    Tóm tắt


    Kết quả thí nghiệm so sánh các tổ hợp lúa lai hai dòng trong vụ đông xuânvà hè thunăm 2010 tại 3 vùng là huyện Eakar, huyện Krông Ana và thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk cho thấy: thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai biến động 92-112 ngày trong vụ đông xuân, từ 89-114 ngày trong vụ hè thuvà đều ngắn hơn giống Nhị ưu 838 từ 10-15 ngày. Các tổ hợp lai có số látrên thân chính từ 12,0-13,5 lá, chiều cao cây trung bình từ 75-100 cm, bị sâu bệnh hại nhẹ hơn so với giống đối chứng Nhị ưu 838. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai biến động từ 7,8-9,1 tấn/ha trong vụ đông xuânvà từ 6,3-8,4 tấn/ha trong vụ hè thu. Kết quả đánh giá về năng suất, chất lượng ở các vùng sinh thái đã chọn được 03 tổ hợp lúa lai có triển vọng để phát triển tại tỉnh Đắk Lắk là TH3-3, TH3-5 và TH7-5.

    Tài liệu tham khảo

    Cục Trồng trọt (2009), Báo cáo kết quả sản xuất lúa lai vụ đông xuân và kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2009.

    IRRI (2002). Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa - Viện nghiên cứu lúa Quốc tế P.O. Box 933. 1099 - Manila Philippines.

    Juliano B.O. (1985), Criteria and test for rice grain qulity. Rice chemistry and technology. American association of Cereal Chemists, Inc.St.Paul, Minnesota, USA, pp 443-513.

    Seko (2003). An introduction manual for determination of apparent amylose content of rice grain in rice breeding program. Falculty of Agronomy, Hanoi University of Agriculture in cooperation with HAU-JICA ERCB Project Office, p. 6-10.

    Phạm Chí Thành (1986). Giáo trình Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 215 trang.

    Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2009). Đề án qui hoạch vùng phát triển lúa lai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020.