Ngày nhận bài: 19-12-2015
Ngày duyệt đăng: 20-09-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP THAY THẾ GREEN MALACHITE TRONG ĐIỀU TRỊ TRÙNG QUẢ DƯA Ichthyophthirius multifiliis
Từ khóa
Trùng quả dưa, thay thế, green malachite, F+PHA
Tóm tắt
Green malachite và formalin là hỗn hợp hóa chất dùng để đặc trị bệnh trùng quả dưa và các bệnh do ký sinh trùng ở động vật thủy sản. Tuy nhiên,sử dụng Green malachite tiềm tàng nhiều mối nguy cho môi trường, sức khỏe của người và động vật nên đã bị cấm sử dụng,kéo theonhiều khó khăn trong việc điều trị loài ký sinh trùng này nói riêng và bệnh động vật thủy sản nói chung. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hướng tới các phương pháp điều trị mới thân thiện với môi trường, an toàn và hiệu quả. formalin 25 ppm (F25) được kết hợp với hỗn hợp có tính oxy hóa cao PHA (axit peracetic 15%, hydrogen peroxyde 25% và axit acetic 25%) với các nồng độ khác nhau 1, 3, 5, 7, 10 ppm (PHA1, PHA3, PHA5, PHA7, PHA10) được dùng để điều trị thử nghiệm ấu trùng (in vitro), trùng trưởng thành (in vivo) ký sinh trên cá trắm cỏ và so sánh hiệu quả xử lý với hỗn hợp Fomaline 25ppm + Green malachite 0,25 ppm (F25+G0,25). Kết quả thử nghiệm in vitrocho thấy dung dịch F25 + PHA10 có thể tiêu diệt 96,5% ấu trùng trong vòng 48h.Trong thử nghiệm in vivo, sau 10 ngày kể từ khi bắt đầu thí nghiệm điều trị, lô gây nhiễm nhưng không điều trị có tỷ lệ cá chết cao (85,56%). Các lô thí nghiệm điều trị bằng hỗn hợp F+PHA có tác dụng tốt trong việc giảm tỷ lệ chết của cá bệnh, trong đó lô cá điều trị bằng hỗn hợp F25 + PHA10 cho tỷ lệ sống 92,23%, tỷ lệ và cường độ nhiễm sau 10 ngày điều trị khá thấp, lần lượt là 5,13% và 1,81 trùng/vi trường, kèm theo sự biến đổi về hình thái và trạng thái hoạt động của trùng quả dưa. Mặc dù hiệu quả điều trị còn chưa triệt để so với hỗn hợp F25+G0,25 (tỷ lệ sống 94,43%, cá khỏi bệnh hoàn toàn sau 10 ngày đầu điều trị), kết quả theo dõi thêm 10 ngày sau điều trị cho thấy F25 + PHA10 mang lại hiệu quả hồi phục cao, cá ngừng chết và có thể đã tạo miễn dịch chống lại trùng quả dưa một cách hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
Baldry M.G.C. (1983). The bactericidal, fungicidal and sporicidal properties of hydrogen peroxide and peracetic acid. Journal of Applied Bacteriology, 54(3): 417 - 423.
Buchmann K., Jensen P.B. and Kruse K.D. (2003). Effects of sodium percarbonate and garlic extract on Ichthyophthirius multifiliis theronts and tomocysts: in vitro experiments. North American Journal of Aquaculture, 65(1): 21 - 24.
Citek J., Svobodova Z. and Tesarcik J. (1997). General prevention of fish diseases. Diseases of Freshwater and Aquarium Fish (in Czech). Informatorium, Prague, pp. 9 - 49.
Culp S.J. and Beland F.A. (1996). Malachite green: a toxicological review. International Journal of Toxicology, 15(3): 219 - 238. Dawson V.K., Rach J.J. and Schreier T.M. (1994). Hydrogen peroxide as a fungicide for fish culture. Bulletin of the Aquaculture Association of Canada, 2: 54 - 56.
Farmer B.D., Fuller S. A., Mitchell A.J., Straus D.L. and Bullard S. A. (2013). Efficacy of bath treatments of formalin and copper sulfate on cultured white bass, Morone chrysops, concurrently infected by Onchocleidus mimus and Ichthyophthirius multifiliis. Journal of the World Aquaculture Society, 44(2): 305 - 310.
Gehr R., Wagner M., Veerasubramanian P. and Payment P. (2003). Disinfection efficiency of peracetic acid, UV and ozone after enhanced primary treatment of municipal wastewater. Water research, 37(19): 4573 - 4586.
Hà Ký và Bùi QuangTề. (2007). Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, tr. 10 - 16.
Hines R.S. and Spira D.T. (1974). Ichthyophthiriasis in the mirror carp Cyprinus carpio (L.) V. Acquired immunity. Journal of Fish Biology, 6(4): 373 - 378.
Houghton G. (1987). The immune response in carp, Cyprinus carpio L. to Ichthyophthirius multifiliis, Fouquet 1876.
Machova J., Svobodova Z. and Svobodnik J. (2001). Risk of malachite green application in fish farming - a review. Veterinarstvi (Czech Republic), 51(3): http://agris.fao.org/.
Miron D.S., Silva L.V.F., Golombieski J.I. and Baldisserotto B. (2003). Efficacy of different salt (NaCl) concentrations in the treatment of Ichthyophthirius multifiliis - infected silver catfish, Rhamdia quelen, fingerlings. Journal of Applied Aquaculture, 14(1 - 2): 155 - 161.
Paperna I. (1980). Parasites, infections and diseases of fish in Africa. An update CIFA Technical Paper, Rome, FAO, 31, 220p.
Picon - Camacho S. M., Marcos - Lopez M., Bron J. E., and Shinn A. P. (2012). An assessment of the use of drug and non - drug interventions in the treatment of Ichthyophthirius multifiliis Fouquet, 1876, a protozoan parasite of freshwater fish. Parasitology, 139(02): 149 - 190.
Rintamäki - Kinnunen P., Rahkonen M., Mannermaa - Keränen A., Suomalainen L., Mykrä H., and Valtonen E.T. (2005). Treatment of ichthyophthiriasis after malachite green. I. Concrete tanks at salmonid farms. Diseases of aquatic organisms, 64(1): 69 - 76.
Srivastava S., Singh N.D., Srivastava A.K. and Sinha R. (1995). Acute toxicity of malachite green and its effects on certain blood parameters of a catfish, Heteropneustes fossilis. Aquatic toxicology, 31(3): 241 - 247.
Srivastava S., Sinha R. and Roy D. (2004). Toxicological effects of malachite green. Aquatic Toxicology, 66(3): 319 - 329.
Sudová E., Straus D.L., Wienke A. and Meinelt T. (2010). Evaluation of continuous 4 - day exposure to peracetic acid as a treatment for Ichthyophthirius multifiliis. Parasitology research, 106(2): 539 - 542
Ventura M.T. and Paperna I. (1985). Histopathology of Ichthyophthirim multifiliis infections in fishes. Journal of Fish Biology, 27(2): 185 - 203.
Xu D.H., Klesius P.H. and Shelby R.A. (2002). Cutaneous antibodies in excised skin from channel catfish, Ictalurus punctatus Rafinesque, immune to Ichthyophthirius multifiliis. Journal of Fish Diseases, 25(1): 45 - 52.