ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GÂY MÊ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA ISOFLURANCE ĐƯA THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀ ZOLETIL 50 THEO ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRONG PHẪU THUẬT TRIỆT SẢN CHO MÈO

Ngày nhận bài: 07-07-2021

Ngày duyệt đăng: 10-01-2022

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Nam, Đinh, Giang, N., Trang, P., Ngọc, N., Phương, N., Nên, T., … Ly, D. (2024). ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GÂY MÊ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA ISOFLURANCE ĐƯA THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀ ZOLETIL 50 THEO ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRONG PHẪU THUẬT TRIỆT SẢN CHO MÈO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(2), 175–183. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/949

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GÂY MÊ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA ISOFLURANCE ĐƯA THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀ ZOLETIL 50 THEO ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRONG PHẪU THUẬT TRIỆT SẢN CHO MÈO

Đinh Phương Nam (*) 1 , Nguyễn Thị Giang 1 , Phạm Hồng Trang 1 , Nguyễn Thị Ngọc 1 , Nguyễn Văn Phương 1 , Trần Văn Nên 1 , Nguyễn Văn Hải 1 , Lê Văn Hùng 1 , Ngô Thị Hạnh 1 , Nguyễn Đức Trường 1 , Nguyễn Thị Hương 1 , Nguyễn Thị Thanh Hương 1 , Vũ Văn Dũng 1 , Dương Thị Hà Ly 1

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Mèo, gây mê, phẫu thuật triệt sản, Isoflurane, Zoletil 50

    Tóm tắt


    Nghiên cứu so sánhhiệu quả củacácphương phápgây mê trong phẫu thuật ngoại khoa trên mèo được thực hiệntại Bệnh viện Thú y,Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hai mươimèo thí nghiệm được chia làm 2 nhóm, trong đó 10 mèo được gây mê sử dụng phương pháp gây mê bay hơi bằng Isoflurane với liều lượng bắt đầu ở mức 2-3% và duy trì ở mức 1-2%, 10 mèo được gây mê sử dụng phương pháp tiêm tĩnh mạch bằng Zoletil 50(13 mg/kg P). Kết quảnghiên cứu cho thấy mèo được gây mê bằng Isoflurane có sự ổn định hơn Zoletil vềcác chỉ số về thân nhiệt, tim mạch, huyết áp. Bên cạnh đó, chỉ số nồng độ oxy trong máu ở nhóm gây mê bay hơi dao động trong khoảng 93-95%, cao hơn rất nhiều so với phương pháp gây mê bằng Zoletil 50. Ngoài ra, mèo ở nhóm gây mê bay hơi không có phản xạ đau khi mổ và 80% mèo tỉnh sau gây mê không có biểu hiện hoảng loạn,trong khi đó 70% số mèo tỉnh ở nhóm gây mê bằng Zoletil 50 có biểu hiện hoảng loạn. Như vậy, gây mê bay hơiổn định, an toàn và có thể trở thành phương pháp gây mê ưu tiên trong phẫu thuật ngoại khoa trên mèo.

    Tài liệu tham khảo

    Brodbelt D.C., Pfeiffer D.U., Young L.E. & Wood J.L.N. (2007). Risk factors for anaesthetic-related death in cats: results from the confidential enquiry into perioperative small animal fatalities (CEPSAF). British Journal of Anaesthesia. 99(5): 617-623.

    Cao Nam An, Trần Vân Anh & Võ Thị Trà An (2015). So sánh hiệu quả gây mê của sự phối hợp ketamine và acepromazine với Zoletil. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 22(8): 21-27.

    Grubb T., Sager J., Gaynor J.S., Montgomery E., Parker J.A., Shafford H. & Tearney C. (2020). 2020 AAHA anesthesia and monitoring guidelines for dogs and cats. Journal of the American Animal Hospital Association. 56(2): 59-82.

    Hernández‐Godínez B., Bonilla Jaime H., Poblano A., Arteaga‐Silva M., Medina Hernández A., Contreras‐Uribe A. & Ibáñez‐Contreras A. (2019). Effect of different anesthetic mixtures-ketamine‐xylazine, ketamine‐acepromazine and tiletamine‐zolazepam - on the physiological and blood biochemistry parameters of male rhesus monkeys (Macaca mulatta) at different ages. Animal models and experimental medicine. 2(2): 83-97.

    Kushner L.I., Fan B. & Shofer F.S. (2002). Intravenous regional anesthesia in isoflurane anesthetized cats: lidocaine plasma concentrations and cardiovascular effects. Veterinary anaesthesia and analgesia. 29(3): 140-149.

    Lee-Parritz D. (2001). Animal care and maintenance. In Surgical Research Academic Press. pp. 47-61

    Lopez L.A., Hofmeister E.H., Pavez J.C. & Brainard B.M. (2009). Comparison of recovery from anesthesia with isoflurane, sevoflurane, or desflurane in healthy dogs. American journal of veterinary research. 70(11): 1339-1344.

    Moens Y. & Coppens P. (2007). Patient monitoring and monitoring equipment. BSAVA manual of canine and feline anaesthesia and analgesia. 2:62-78.

    Pypendop B.H., Brosnan R.J., Siao K.T. & Stanley S.D. (2008). Pharmacokinetics of remifentanil in conscious cats and cats anesthetized with isoflurane. American journal of veterinary research. 69(4): 531-536.

    Schroeder C.A. & Smith L.J. (2011). Veterinary Anesthesia. Advances in Anesthesia. 29(1): 59-84.

    Steagall P.V., Aucoin M., Monteiro B.P., Moreau M., Simon B.T. & Burns P.M. (2015). Clinical effects of a constant rate infusion of remifentanil, alone or in combination with ketamine, in cats anesthetized with isoflurane. Journal of the American Veterinary Medical Association. 246(9): 976-981.

    Võ Tấn Đại& Nguyễn Thiên Trang (2016). So sánh hiệu quả gây mê bay hơi bằng Isoflurane và gây mê tĩnh mạch bằng Zoletil trong phẫu thuật lâm sàng trên chó.Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 23(8).

    Whalen F.X., Bacon D.R. & Smith H.M. (2005). Inhaled anesthetics: an historical overview. Best Practice & Research Clinical Anaesthesiology. 19(3): 323-330.