NUÔI THƯƠNG PHẨM HÀU Crassostrea belcheriCÓNGUỒN GIỐNG KHÁC NHAU TRONG KÊNH DẪN RỪNG NGẬP MẶN TỈNH CÀ MAU

Ngày nhận bài: 19-01-2018

Ngày duyệt đăng: 02-04-2018

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thảo, N., & Loan, T. (2024). NUÔI THƯƠNG PHẨM HÀU Crassostrea belcheriCÓNGUỒN GIỐNG KHÁC NHAU TRONG KÊNH DẪN RỪNG NGẬP MẶN TỈNH CÀ MAU. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(2), 123–131. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/425

NUÔI THƯƠNG PHẨM HÀU Crassostrea belcheriCÓNGUỒN GIỐNG KHÁC NHAU TRONG KÊNH DẪN RỪNG NGẬP MẶN TỈNH CÀ MAU

Ngô Thị Thu Thảo (*) 1, 2 , Trần Cẩm Loan 3

  • 1 Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ
  • 2 Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Cần Thơ
  • 3 Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Cà Mau, HàuCrassostrea belcheri, kênh dẫn, nuôi

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và chất lượng sản phẩm hàu Crassostrea belcheri có nguồn giống từ tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau được nuôi trong kênh dẫn tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Hàu giống có chiều dài từ 8 - 9 cm được nuôi trên giàn với mật độ 140 con/m2từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2017. Sau 7 tháng nuôi, tỷ lệ sống của hàu giống Cà Mau cao hơn so với hàu giống Bến Tre và Trà Vinh nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). Chiều dài (120,20 ±0,71 mm), khối lượng (147,37 ±1,62 g) và năng suất (22,62 ±0,33 kg/m2) của hàu giống Cà Mau đạt cao nhất và khác biệt so với hàu giống từ tỉnh Bến Tre hoặc Trà Vinh (p < 0,05). Kết quả đánh giá về chất lượng sản phẩm cho thấy hình dạng vỏ bên ngoài, mức độ ngon của thịt hàu tươi không khác biệt giữa các hàu có nguồn giống khác nhau (p > 0,05). Hàu có nguồn giống từ Bến Tre và Trà Vinh có thể nuôi thương phẩm trong kênh dẫn tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Kết quả này có ý nghĩa thực tế trong việc cung cấp hàu giống từ các địa phương có hoạt động thu giống để đáp ứng cho nhu cầu nghề nuôi đang phát triển tại tỉnh Cà Mau.

    Tài liệu tham khảo

    APHA (1992). Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 18th ed. American Public Health Association, Washington, D.C. USA.

    Boyd, C.E. and Tucker, C.S., 1992. Water Quality and Pond Soil Analyses for Aquaculture. Auburn University, AL USA. 183 pp.

    Bayne B.L. and Newell R.C. (1993). Physiological energetics of marine molluscs. In: A.S.M. Saleuddin and K.M. Wilbur (Editors). The Mollusca: Physiology, Cademic Press, New York, 4(1): 407-515.

    Brown J.R. and Hartwick E.B. (1988b). Influences of temperature, salinity and available food upon suspended culture of the Pacific oyster Crassostrea gigas. II. Condition index and survival. Aquaculture, 70: 253-267.

    Butt D., Shaddick K. and Raftos D. (2006). The effect of low salinity on phenoloxidase activity in the Sydney rock oyster Saccostrea glomerata. Aquaculture, 251(2-4): 159-166.

    Dương Minh Thùy (2017). Đặc điểm hình thái, phân bố và hoạt động nuôi hàu (Ostreidae) vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn Thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ, 91 trang.

    Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh (2007). Nghề nuôi hàu ở miền nam hiện nay và những định hướng phát triển bền vững trong tương lai. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 4. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 304 - 314.

    Ngô Thị Thu Thảo và Trần Tuấn Phong (2012). Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu rừng đước (Crassostrea sp.). Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ, 23a: 100-107.

    Pereira O.M., Henriques M.B., Machado I.C. (2001). Estimativa da curva de crescimento da ostra Crassostrea brasiliana em bosques de mangue e proposta para sua extração ordenada no estuário de Cananéia, SP, Brasil. Boletim do Instituto. dePesca, 29: 19-28.

    Phạm Minh Đức, Nguyễn Thị Thu Thảo và Trần Ngọc Tuấn (2016). Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi hàu cửa sông (Crassostrea rivularis) trong bè ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(3): 384-391.

    Phùng Bảy (2014). Nuôi hàu tại Việt Nam: lịch sử, hiện trạng và định hướng quản lý trong tương lai. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số Chuyên san kỷ niệm 30 năm thành lập Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, 4/2014.

    Taylor J.J., Rose A.R., Southgate P.C. and Taylor C.E. (1997). Effects of stocking density on growth and survival of early juvenile silver-lip pearl oysters, Pinctada maxima (Jameson), held in suspended nursery culture. Aquaculture, 153: 41-49.

    Thao T.T. Ngo, Sang-Gyung Kang, Do-Hyung Kang, Patrick Sorgeloos and Kwang-Sik Choi (2006). Effect of culture depth on the proximate composition and reproduction of the Pacific oyster, Crassostrea gigas from Gosung Bay, Korea. Aquaculture, 253: 712-720.

    Vasep.com.vn. Truy cập ngày 06/01/2017.

    Villanueva-Fonseca B.P., Góngora-Gómez1 A.M., Domínguez-Orozco1 A.L., Hernández-Sepúlveda J.A., García-Ulloa1 M. and Ponce-Palafox J.T. (2017). Growth and economic performance of diploid and triploid Pacific oysters Crassostrea gigas cultivated in three lagoons of the Gulf of California. Lat. Am. J. Aquat. Res., 45(2): 466-480.