ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO CHO GÀ ĐÔNG TẢO

Ngày nhận bài: 28-03-2017

Ngày duyệt đăng: 10-07-2017

DOI:

Lượt xem

3

Download

1

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thắm, L., Thu, Đỗ, Khôi, T., Huệ, L., Thái, N., & Bình, Đoàn. (2024). ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO CHO GÀ ĐÔNG TẢO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(6), 755–763. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/398

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO CHO GÀ ĐÔNG TẢO

Lê Thị Thắm (*) 1 , Đỗ Văn Thu 2 , Trần Xuân Khôi 2 , Lê Thị Huệ 2 , Ngô Xuân Thái 1 , Đoàn Việt Bình 3, 4

  • 1 Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên
  • 2 Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâmKhoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 3 Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 4 Hội Chăn nuôi Việt Nam
  • Từ khóa

    Gà Đông Tảo, chất lượng tinh dịch, thụ tinh nhân tạo

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm khai thác tinh gà trống Đông Tảo, đánh giá chất lượng tinh, khả năng bảo tồn tinh và thụ tinh nhân tạo cho gà mái Đông Tảo. Tổng số 62 gà trống, 420 gà mái có các đặc điểm ngoại hình đặc trưng của gà Đông Tảo đang được nuôi tại các hộ chăn nuôi gà Đông Tảo ở Khoái Châu, Hưng Yên được lựa chọn để nghiên cứu. Kết quả cho thấy: Gà trống Đông Tảo có phản xạ xuất tinh tương đối chậm; lượng tinh, hoạt lực và nồng độ tinh trùng tương ứng là 0,46 ml, 76,04% và 3,26 tỷ/ml. Chất lượng tinh khai thác trong mùa hè là tương đối thấp. Khoảng cách giữa 2 lần khai thác tinh tốt nhất là một ngày. Có thể sử dụng cả hai môi trường 1 (Lorenz) và 2 (Ringer's cải tiến) để pha loãng tinh dịch gà, nhưng môi trường 1 tỏ ra thích hợp hơn do sau 9 giờ bảo tồn ở nhiệt độ 5oC vẫn đạt được hoạt lực trên 50%. Với khoảng cách giữa 2 lần dẫn tinh là 3 ngày, lượng tinh trùng 150 triệu/liều tinh, tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 84%. Dẫn tinh vào buổi chiều đạt hiệu quả hơn dẫn tinh vào buổi sáng. Các kết quả thu được cho thấy triển vọng của việc ứng dụng thụ tinh nhân tạo đối với gà Đông Tảo.

    Tài liệu tham khảo

    Abdul M., A.W. Haron, R. Yusoff, M. Nesa, M. Bukar, A. Kasim (2013). Evaluation of the ejaculate quality of the red jungle fowl, domestic chicken, and bantam chicken in Malaysia. Turkish Journal of Veterinary and Animal Sciences, 37: 564-568.

    Abu M.M.T., M.M.U. Bhuiyan, R.N. Ferdousy, N.S. Juyena and M.B.R. Mollah (2013). Evaluation of semen quality among four chicken lines. Journal of Agriculture and Veterinary Science (IOSR-JAVS), 6(5): 7-13.

    Bakst M.R., J.S. Dymond (2013). Artificial Insemination in poultry. InTech, 10: 175-195

    Bramwell R.K. (2014). Overview of Artificial Insemination in Poultry. The Merck Veterinary Manual. (Available from http://www.merckvet manual.com/mvm/poultry/artificial_insemination/overview_of_artificial_insemination_in_poultry.html

    Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Anh Tuấn, Đào Lệ Hằng, Nguyễn Hoàng Thịnh (2016). Ảnh hưởng của phương phấp thụ tinh đến năng suất sinh sản của gà Hồ. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5): 727-733.

    Đỗ Thị Huế, Đỗ Đức Lực, Ngô Thị Dung, Nguyễn Hoàng Thịnh, Vũ Đình Tôn (2015). Chất lượng tinh dịch gà Hồ và một số yếu tố ảnh hưởng. Kỷ yếu Hội thảo "Phát triển chăn nuôi bền vững", Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ngày 18-19/12/2015, trang 1-7.

    Lê Thị Thắm, Ngô Xuân Thái, Vũ Văn Thắng, Đào Thị Hiệp, Đoàn Văn Soạn, Vũ Đình Tôn và Đặng Vũ Bình (2016). Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà Đông Tảo. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(11): 1716-1725.

    Nguyễn Chí Thành, Lê Thị Thúy, Đặng Vũ Bình và Trần Thị Kim Anh (2009). Đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của 3 giống gà địa phương: gà Hồ, gà Đông Tảo và gà Mía, Tạp chí Chăn nuôi, 4(122): 2-9.

    Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Thị Mai Thơ, Trịnh Thị Phương Thảo, Nhâm Thúy Quỳnh, Lê Quang Hải, Nông Văn Thượng, Cao Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Nhiên (2012). Một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch gà Ri khai thác bằng phương pháp mát xa. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(3): 433-437.

    Orunmuyi, M.A., C. Livinus, N. B. Ifeanyi (2013). Semen quality characteristics and effect of mating ratio on reproductive performance of Hubbard Broiler Breeders, Journal of Agricultural Science, 5(1): 154-158.

    Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên (2016). Báo cáo tổng kết đề tài: “Các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát triển giống gà Đông Tảo tại tỉnh Hưng Yên”.

    Peters S.O, O.D. Shoyebo, B.M. Ilori, M.O. Ozoje, C.O.N. Ikeobi and O.A. Adebambo (2008). Semen Quality Traits of Seven Strain of Chickens Raised in the Humid Tropics. International Journal of Poultry Science, 7(10): 949-953.