THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÁ TRẮM ĐEN (Mylopharyngodon piceus)GIAI ĐOẠN GIỐNG

Ngày nhận bài: 18-08-2015

Ngày duyệt đăng: 22-01-2016

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Vạn, K., Nhinh, Đoàn, & Trang, T. (2024). THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÁ TRẮM ĐEN (Mylopharyngodon piceus)GIAI ĐOẠN GIỐNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(1), 63–69. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/259

THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÁ TRẮM ĐEN (Mylopharyngodon piceus)GIAI ĐOẠN GIỐNG

Kim Văn Vạn (*) 1, 2 , Đoàn Thị Nhinh 1 , Trịnh Thị Trang 1

  • 1 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cá trắm đen, chịu mặn, thuần hóa, tốc độ tăng trưởng

    Tóm tắt


    Hai thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của cá trắm đen (Mylopharyngodonpiceus) giai đoạn giống. Trong thí nghiệm 1, khả năng chịu mặn của cá trắm đen thực hiện bằng cách chuyển cá trực tiếp từ nước ngọt vào các lô thí nghiệm có độ mặn 0, 10, 13, 15, 17, 20‰ trong khi thí nghiệm 2 được bố trí ở các độ mặn tương tự thí nghiệm 1 nhưng cá đã được thuần hóa bằng cách tăng dần độ mặn cho tới khi đạt tới độ mặn thí nghiệm. Cá thí nghiệm có kích cỡ 45 ± 0,3 gam/con được bố trí trong các thùng nhựa có dung tích 120 lít với số lượng 15 con/thùng. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy trong điều kiện cá không được thuần hóa độ mặn thì cá sống 100% ở ngưỡng 13‰, trong khi đó cá chết 100% sau khoảng 102 giờ ở 15‰; sau 12 giờ ở 17‰ và sau 4 giờ ở 20‰. Tương tự, kết quả thí nghiệm 2 cho thấy trong điều kiện cá được thuần hóa độ mặn thì cá sống 100% cũng ở 13‰ và có hiện tượng chết nhanh ở các ngưỡng độ mặn cao hơn. So sánh kết quả của hai thí nghiệm cho thấy cá có khả năng sống tốt trong môi trường có độ mặn 13‰, trong khi đó ở độ mặn 15‰ cá được thuần hóa sống lâu hơn cá không được thuần hóa, còn ở độ mặn từ 17‰ cá chết nhanh và không có sự khác biệt ở cả 2 điều kiện. Tốc độ tăng trưởng của cá cao nhất ở lô thí nghiệmđộ mặn 0‰ là 7,9a ± 0,61 (gam/con/tuần) và thấp nhất ở lô thí nghiệm độ mặn 13‰ với 5,6c ± 1,12 (gam/con/tuần). Qua kiểm tra mô học, không thấy có sự biến đổi về hình dạng cấu trúc mô mang và mô thận của cá ở các lô có độ mặn 0, 10, 13‰, rieeng cá thí nghiệm ở độ mặn 15‰ thấy có biểu hiện mô mang bị co rúm, mất nước, mô thận xuất hiện các khoảng không bào lớn.

    Tài liệu tham khảo

    Du Jiayin (1986). Theory and Practice of Transplant and Decimation of Aquatic Animals.Science Press, Peking, pp. 82-191.

    Garg SK. (1996). Brackishwater carp culture in potentially waterlogged areas using animal wastes as pond fertilizers. Department of Zoology, Haryana Agricultura University, Hisar-125 004, India. Aquaculture International,4:145-155

    Kilambi, R.V. and Zdinak, A. (1980). Effect of acclimation on the salinity tolerance of grass carp (Ctenopharyngodon idellaVal). J. Fish Biol., 116: 171-175.

    Garcia, L.M.B. C.M.H. Garcia, A.F.S. Pineda, E.A. Gammad, J. Canta, S.P.D. Simon, G.V. Hilomen-Garcia, A.C. Gonzal and C.B. Santiago (1999). Survival and growth of bighead carp fry exposed to low salinities. Aquacultrure International,7: 241-250.

    Luz, R. K., martinez-Alvarez, R. M., Pedro, De. andDelgado, N.(2008). Growth, Food intake and metabolic adaptations in gold fish (Carassius auratus) exposed to different salinities. Aquaculture, 276:171-178.

    Mumford, S., Heidel, J., Smith, C., Morrison, J., MacConnell, B. and Blazer, B. (2007). Fish Histology and Histopathology, U.S. Fish and Wildlife Services (USFWS). National Conservation Training Center (NCTC).

    Trương Văn Đàn và Võ Điều (2014). Nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn của cá Nâu (Scatophagus argus) trong điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Khoa Thủy sản,Trường Đại học Nông Lâm Huế.

    Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân(2001). Cá nước ngọt Việt Nam (Tập 1) Họ cá chép Cyprinidae. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Lê Minh Toán, Vũ Văn Sáng, Trịnh Đình Khuyến (2012). Ảnh hưởng của độ mặn đến khả năng sinh sản của cá rô phi vằn chọn giống trong môi trường lợ mặn (Oreochromis niliticus). Tạp chí khoa học và phát triển, 10(7): 993-996.

    Varsamos S., Nebel C., Charmantier G. (2005). Ontogeny of osmoregulation in postembryonic fish: A review. Comp Biochem Physiol A Mol Integr PhysiolMol Integr Physiol., 141:401-429.

    Kim Văn Vạn, Trần Ánh Tuyết, Trương Đình Hoài & Kim Tiến Dũng (2010). Kết quả bước đầu nuôi đơn cá trắm đenthương phẩm trong ao tại tỉnh Hải Dương. Tạp chí Khoa học & Phát triển,8(3): 481-487. ISSN: 1859-0004

    Von Gertzen, J.A. (1985). Resistance and capacity for adaptation of juvenile silver carp Hypophthalmichthys molitrix) to temperature and salinity. Aquaculture, 44: 321-332.

    Phạm Anh Vũ và Nguyễn Minh Thành (2014). Ảnh hưởng của độ mặn lên sự tăng trưởng và chuyển hóa thức ăncủa rô phi vằn (Oreochromis niloticus)và cá diêu hồng (Oreochromis sp.). Khoa Công nghệ sinh học, Trường đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

    Trương Đình Hoài, Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Thị Hoài,Nguyễn Thị Mai Phương và Nguyễn Thị Hậu (2014). Đặc điểm mô bệnh học của cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Streptococcussp. nuôi tại một số tỉnh miền bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(3): 360-371.