XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU HÀ THỦ Ô ĐỎ CAO BẰNG

Ngày nhận bài: 08-12-2014

Ngày duyệt đăng: 25-04-2015

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Hoằng, L., & Thuật, B. (2024). XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU HÀ THỦ Ô ĐỎ CAO BẰNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(3), 437–444. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/179

XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU HÀ THỦ Ô ĐỎ CAO BẰNG

Lê Bình Hoằng (*) 1 , Bùi Quang Thuật 1

  • 1 Viện Công nghiệp thực phẩm, Bộ Công Thương
  • Từ khóa

    Đậu đen, đương quy, Hà thủ ô đỏ, hoàng tinh rượu Hà thủ ô đỏ

    Tóm tắt


    Hà thủ ô đỏ là một loại dược liệu có giá trị được sử dụng trong y học cổ truyền. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng quy trình công nghệ để sản xuất rượu Hà Thủ ô đỏ. Ngâm củ Hà thủ ô đỏ trong dung dịch Na2CO3 0,4% trong 24h, rửa sạch, thái lát nhỏ, làm chín ở nhiệt độ sôi trong dịch chiết đậu đen với tỷ lệ Hà thủ ô đỏ/hoàng tinh: 5/1 trong 2h. Hà thủ ô đỏ đã xử lý được sấy khô ở 800C trong 5h, nghiền tới kích thước 1 - 2mm, trích ly động bằng cồn etylic 70% ở 600C với 2 lần trích ly, tỷ lệ bột Hà thủ ô đỏ/cồn etylic 70%: 1/12, thời gian trích ly: 6h. Sau trích ly, cô đuổi cồn để thu dịch cô đặc Hà thủ ô đỏ, pha chế rượu Hà thủ ô đỏ theo tỷ lệ dịch cô đặc Hà thủ ô đỏ/rượu Hà Nội 29%: 5%, phối thêm dịch cô đặc đương quy theo tỷ lệ 0,3% so với lượng rượu Hà thủ ô đỏ.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Thượng Dong (2005-2006). Điều tra phân bố, đánh giá sơ bộ trữ lượng và chất lượng dược liệu của một số cây thuốc quý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Viện Dược liệu-Bộ Y tế.

    Đỗ Tất Lợi (2003). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bảnY học, tr. 833-836.

    Ngô Văn Thu (1998). Bài giảng Dược liệu tập I, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr. 247-249.

    Nguyễn Quốc Triệu, Phạm Song (2009). Dược điển Việt Nam IV, Tổng hội Y học Việt Nam - Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, tr. 369-370.

    Tracey Roizman, D.C (2013). The health Benefits of Fo-Ti. Article of Livestrong, 75: 47.