ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ PHÂN HỦY TÀN DƯ THỰC VẬT TRONG ĐẤT XÁM BẠC MÀU HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Ngày nhận bài: 12-07-2013

Ngày duyệt đăng: 26-08-2013

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Cử, L., Hoàn, B., & Hà, C. (2024). ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ PHÂN HỦY TÀN DƯ THỰC VẬT TRONG ĐẤT XÁM BẠC MÀU HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(4), 525–531. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1649

ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ PHÂN HỦY TÀN DƯ THỰC VẬT TRONG ĐẤT XÁM BẠC MÀU HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Luyện Hữu Cử (*) 1 , Bùi Thị Hoàn 2 , Cao Việt Hà 3

  • 1 Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • 2 Lớp Khoa học đất K53, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường ĐH Nông nghiệp HN
  • 3 Bộ môn Khoa học đất, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường ĐH Nông nghiệp HN
  • Từ khóa

    phân hủy tàn dư thực vật, đất xám bạc màu, chế phẩm vi sinh vật, huyện Lạng Giang

    Tóm tắt


    Cải tạo đất xám bạc màu bằng tàn dư thực vật là biện pháp hiệu quả và dễ thực hiện trong điều kiện Việt Nam. Trên đất xám bạc màu tốc độ phân hủy của tàn dư thực vật trong vụ hè nhanh hơn trong vụ đông xuân. Trong vụ hè toàn bộ tàn dư thực vật được cày vùi đều phân hủy hết trong vòng 6 tháng. Trong 3 loại tàn dư thực vật được sử dụng, dây lạc có tốc độ phân hủy nhanh nhất, sau đó tới cúc dại Thái Lan và cuối cùng là rơm rạ. Bón vôi với liều lượng 1 tấn CaO/ha kết hợp bổ sung chế phẩm VSV đã đẩy nhanh tốc độ phân hủy tàn dư thực vật. Trong vụ hè, ở công thức có bổ sung VSV và vôi có 87,2-90,0% dây lạc, 78,3-81,1% rơm rạ và 79,1% tàn dư cúc dại Thái Lan đã phân hủy sau khi vùi 150 ngày. Với vụ đông xuân tốc độ phân hủy hữu cơ giảm đi gần một nửa nhưng vẫn đạt cao nhất ở công thức có bổ sung VSV và vôi.

    Tài liệu tham khảo

    Hội Khoa học đất Việt Nam (2000). Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr. 111-189.

    Nguyễn Hữu Thành (chủ biên), Trần Thị Lệ Hà, Cao Việt Hà (2006). Giáo trình thực tập Thổ nhưỡng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 30-78.

    Hoàng Ngọc Thuận (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp đến lý, hóa tính đất và năng suất lúa, ngô trên đất phù sa sông Hồng và đất xám bạc màu Bác Giang. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 42-100.

    Trạm Khí tượng HUA-JICA. Các số liệu thời tiết khu vực ruộng thí nghiệm khoa Tài nguyên và Môi trường năm 2011, 2012.

    Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998). Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 441-481.

    Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2000). Báo cáo thuyết minh xây dựng bản đồ đất tỉnh Bắc Giang theo FAO-UNESCO tỷ lệ 1/100.000, tr.20-35.