Phát triển dòng lúa (Oryza sativaL.) chống chịu ngập thông qua khai thác nguồn gen Sub1để chuyển vào giống lúa địa phương và dòng cải tiến

Ngày nhận bài: 08-10-2015

Ngày duyệt đăng: 11-03-2016

DOI:

Lượt xem

6

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Lang, N., Hoa, N., Ha, P., Hieu, N., Huong, N., Buu, B., … Wassmann, R. (2024). Phát triển dòng lúa (Oryza sativaL.) chống chịu ngập thông qua khai thác nguồn gen Sub1để chuyển vào giống lúa địa phương và dòng cải tiến. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(3), 307–320. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1417

Phát triển dòng lúa (Oryza sativaL.) chống chịu ngập thông qua khai thác nguồn gen Sub1để chuyển vào giống lúa địa phương và dòng cải tiến

Nguyen Thi Lang (*) 1 , Nguyen Thanh Hoa 1 , Pham Thi Thu Ha 1 , Nguyen Van Hieu 1 , Nguyen Ngoc Huong 1 , Bui Chi Buu 2 , Russell Reinke 3, 4 , Tran Bao Toan 5 , Abdelbagi M Ismail 3 , Reiner Wassmann 3

  • 1 Cuu Long Delta Rice Research Institute (CLRRI), Thoi Lai, Can Tho, Viet Nam
  • 2 Institute of Agricultural Science for Southern Viet Nam (IAS), Viet Nam
  • 3 International RiceResearch Institute, DAPO 7777, Metro Manila, Philippines
  • 4 Temperate Rice Breeder – IRRI andNICS project, Suwon 441-857, Republic of Korea
  • 5 Biotechnology PCR Company, Can Tho, Viet Nam
  • Từ khóa

    Chỉ thị phân tử, chống chịu ngập, QTL, nhiễm sắc thể

    Tóm tắt


    Phát triển dòng lúa chống chịu ngập hoàn toàn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện suốt 3 năm thông qua dự án CLUES. 85giống lúa cao sản và 84 dòng con lai từ tổ hợp lai hồi giao (BC3F3) của cặp lai OM1490/IR64 Sub1đã được nghiên cứu về năng suất và tính chống chịu ngập. Đánh giá kiểu hình được thực hiện vào 3 giai đoạn sinh học của cây lúa: giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn lúa trỗ. Kết quả từ sự phân ly khác nhau và biến thiên di truyền cho thấy tính trạng chống chịu ngập có nền tảng di truyền phức tạp. Tất cả các dòng lúa được đánh giá trong 2 điều kiện có ngập và không ngập. Hệ số tương quan giữa mật độ sống sót (%) và số chồi lúa tính trên 10 khóm lúa tương quan thuận rất có ý nghĩa r = 0,8880**. Hồi giao nhờ chỉ thị phân tử (MAB) được khai thác thành công trên nhiễm sắc thể số 9 với 10 chỉ thị phân tử SSRs. Trong số đó, chỉ có 3chỉ thị cho kết quả đa hình rõ ràng liên kết với QTL mục tiêu. Thực hiện chọn giống nhờ chỉ thị phân tử giúp tìm ra các dòng lúa tối ưu, thông qua 3 chỉ thị phân tử viz. RM3269, RM5304 và RM1367 trên nhiễm sắc thể 9. Ba dòng triển vọng đã được chọn từ quần thể hồi giao BC3F3 của cặp lai OM1490/IR64 Sub1là dòng số 26, 38 và 50 chịu ngập tốt thông qua kết quả đánh giá kiểu gen và đánh giá kiểu hình.

    Tài liệu tham khảo

    Collard BC, Mackill DJ. 2008. Marker-assisted selection: an approach for precision plant breeding in the twenty-first century. Philosophical

    IRRI. 1996. Standard evaluation system. The International Rice Research Institute, Los Banos, Philippines.

    Ismail AM, Thomson MJ, Singh RK, Gregorio GB, Mackill DJ. 2008. Designing rice varieties adapted to coastal areas of South and Southeast Asia. J Indian Soc Coast Agric Res 26:69-73

    Lang NT, Buu BC. 2011. Rice Science – Genetics & Breeding. Agriculture Publisher HCMC 623 pp.

    Lang NT. 2002. Protocol for Basic Biotechnology Procedures. Agricultural Publisher, Ho Chi Minh City.

    Lang NT. 2012. Improvement of salinity and submergence resilience of locally-adapted rice varieties and elite lines. Annual report: Climate Change Affecting Land Use in the Mekong Delta: Adaptation of Rice-based Cropping Systems (CLUES).

    Lang NT. 2013. Breeding rice varieties with good quality, submerged tolerance, drought tolerance and tolerating to major pests and diseases for An Giang province. General Report on Science and Technology, Agricultural Publishing House.

    Le Anh Tuan. 2009. Impact of climate change on ecosystems and rural development in the Mekong Delta. Forum "Biosphere Reserve and sustainable rural development in the Mekong Delta", Cantho City, 5-6/6/2009.

    Mackill DJ. 2006. Breeding for resistance to abiotic stress in rice: the value of quantitative trait loci. In Plant breeding: the Arnel R. Hallauer International Symposium (eds KR Lamkey & M Lee), pp. 201–212. Ames, IA: Blackwell

    MackillDJ. 2007. Molecular markers and marker-assisted selection in rice. Book_Varshney&Tuberosa_9781402062964_Proof2_July 12, 2007

    Nandi S, Subudhi PK, Senadhira D, Manigbas NL, Sen-Mandi S, Huang N. 1997. Mapping QTLs for submergence tolerance in rice by AFLP analysis and selective genotyping. Molecular and General Genetics

    Tang DQ, Kasai Y, Miyamoto N, Ukai Y, Nemoto K (2005) Comparison of QTLs for early elongation ability between two floating rice cultivars with a different phylogenetic origin. Breed Sci 55:1–5

    Tao NV. 2010. Evaluation of the initial materials for rice breeding tolerant to submergence (Oryza sativa L.) MSc. Thesis. Can Tho University, Agricultural Publishing House Publication.

    Toojinda T, Siangliw M, Tragroonrung S, Vanavichit A. 2003. Molecular genetics of submergence tolerance in rice: QTL analysis of key traits. Annals of Botany 91: 243–253.

    Xu K, Mackill DJ. 1996. A major locus for submergence tolerance mapped on rice chromosome 9. Molecular Breeding 2: 219–224.

    Xu K, Xia X, Fukao T, Canlas P, Maghirang-Rodriguez R, Heuer S, Ismail AI, Bailey-Serres J, Ronald PC, Mackill DJ (2006) Sub1A is an ethylene response factor-like gene that confers submergence tolerance to rice. Nature 442:705-708.