TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN IN VITROCỦA CAO KHÔ DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC TRÊN VI KHUẨN Staphylococcusspp. VÀ Streptococcusspp. PHÂN LẬP TỪ DỊCH VIÊM TỬ CUNG BÒ

Ngày nhận bài: 18-04-2017

Ngày duyệt đăng: 26-07-2017

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hà, N., Hải, N., Phương, N., & Thanh, N. (2024). TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN IN VITROCỦA CAO KHÔ DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC TRÊN VI KHUẨN Staphylococcusspp. VÀ Streptococcusspp. PHÂN LẬP TỪ DỊCH VIÊM TỬ CUNG BÒ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(7), 876–884. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1379

TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN IN VITROCỦA CAO KHÔ DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC TRÊN VI KHUẨN Staphylococcusspp. VÀ Streptococcusspp. PHÂN LẬP TỪ DỊCH VIÊM TỬ CUNG BÒ

Nguyễn Thị Thanh Hà (*) 1 , Nguyễn Thanh Hải 2 , Nguyễn Nam Phương 3 , Nguyễn Văn Thanh 1, 2

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Trung học Phổ thông Chu Văn An, Hà Nội
  • Từ khóa

    Cao dịch chiết dược liệu, ức chế vi khuẩn, Staphylococcusspp., Streptococcusspp., viêm tử cung bò

    Tóm tắt


    Việc sử dụng thuốc có nguồn gốc hóa dược để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò tuy có nhiều kết quả khả quan nhưng lại làm dấy lên lo ngại về tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thịt và sữa bò cũng như làm tăng tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Thảo dược đang ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của chúng trong nền công nghiệp dược phẩm như là một giải pháp an toàn sinh học, thay thế cho các thuốc hóa học tổng hợp. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitrocủa cao khô 8 loại thảo dược (Huyền diệp, Tô mộc, Đơn đỏ, Mò hoa trắng, Sài đất, Mỏ quạ, Bồ công anh, Xuân hoa) đối với 2 chủng vi khuẩn (Staphylococcusspp. vàStreptococcusspp. ) phân lập từ dịch viêm tử cung của bò. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất chiết xuất của bột 8 loại thảo dược sử dụng dung môi thông dụng ethanol 70% biến đổi từ 9,60% (Tô mộc) đến 14,32% (Sài đất). Ở nồng độ 100mg/ml các cao khô dịch chiết đều có khả năng ức chế vi khuẩn in vitrotốt đối với 2 loài vi khuẩn. Đối với vi khuẩn Streptococcusspp., đường kính vòng vô khuẩn biến đổi từ 11,80 mm (Mỏ quạ) đến 25,00 mm (Mò hoa trắng). Đối với vi khuẩn Staphylococcusspp. đường kính vòng vô khuẩn biến đổi từ 10,28 mm (Mỏ quạ) đến 25,30 mm (Sài đất). Nồng độ nhỏ nhất của các cao khô dịch chiết dược liệu khi pha loãng vẫn còn khả năng ức chế in vitrovi khuẩn biến đổi từ 6,25 mg/ml đến 0,20 mg/l tùy thuộc từng loại dược liệu. Sài đất và Mò hoa trắng có khả năng ức chế vi khuẩn in vitrotốt nhất, ở nồng độ 0,20 mg/ml khi bổ sung vào lỗ thạch vẫn quan sát thấy vòng vô khuẩn đối với cả 2 chủng vi khuẩn nghiên cứu.

    Tài liệu tham khảo

    Ahmed F., Saxena M., Maini S. (2014). Aherbal intrauterine infusion “Arasksha liquid” for treatment of reproductive disorders in cows. IJPRBS, 3(2): 42 - 48.

    AmadouC. K. (1998). Promoting Alternative Medicine. Africa Health Journal, 2: 20 - 25.

    Cui D., Li J., Wang X., Xie J., Zhang K., Wang X., Zhang J., Wang L., Qin Z., and Yang Z. (2014). Efficacy of herbal tincture as treatment option for retained placenta in dairy cows. Anim Reprod Sci., 145: 23 - 28.

    Dubuc J., Duffield T. F., Leslie K. E., Walton J. S., and LeBlanc S. J. (2011). Effects of postpartum uterine diseases on milk production and culling in dairy cows. Journal of Dairy Science, 94: 1339 - 1346.

    Duricic D. M., Lipar M., Samardžija M. (2014). Ozone treatment of metritis and Ozone treatment of metritis and endometritis in Holstein cows endometritis in Holstein cows. Vet. Arhiv.,84: 103 - 110.

    Gilbert R. O., Shin S. T., Guard C. L., Erb H. N., and Frajblat M. (2005). Prevalence of endometritis and its effects on reproductive performance of dairy cows. Theriogenology, 64: 1879 - 1888.

    Leelapornpisid P., Chansakao S., Ittiwittayawat T., Pruksakorn S. (2011). Antimicrobial activity of herbal extracts on Staphylococcus Aureus and Propionibacterium Acnes. ISHS Acta Horticulturae 679: III WOCMAP Congress on Medicinal and Aromatic Plants - Volume 5: Quality, Efficasy, Sefety, Processing and Trade in Medicinal and Aromatic Plants.

    Mahesh B., Satish S. (2008). Antimicrobial activity of some important medicinal plants against animal and human pathogens. World J Agric Sci., 4(S): 839 - 843.

    Marquez A., Gonzalez M., Bonges H. (2007). Effects of intrauterine administration Montanoa tomentosa ectracts upon postpartum metritis in dairy cows. AJOL, 3(1).

    Meziane R., Abdellatif Niar, Mustapha Adnane Smadi, Bakir Mamache (2013). A clinical study of metritis in dairy cows in the region of Batna (east of Algeria) and their treatments using different therapeutic protocols. Veterinary World, Vet World, 6(1): 45 - 48.

    Nguyễn Thanh Hải, Bùi Thị Tho (2013). Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết tỏi (Allium sativum L. )đối với vi khuẩn E. coli gây bệnh và E. coli kháng Ampicillin, Kanamycin. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(6): 804 - 808.

    Nguyễn Thanh Hải, Bùi Thị Tho, Miyamoto Atsushi (2014). Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi đến hiệu suất chiết và tác dụng diệt khuẩn in vitro của lá cây huyền diệp đối với E. coli và Salmonella phân lập từ phân vịt tiêu chảy. Tạp chí Khoahọc Kỹ thuật Thú y, XXI(3): 74 - 81.

    Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Văn Thanh (2016). Nghiên cứu tác dụng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết dược liệu trên vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus spp và E. coli phân lập từ dịch viêm tử cung chó và thử nghiệm điều trị. Tạp chí Khoahọc Kỹ thuật Thú y, XXIII(4): 26 - 36.

    Prashant Tiwari, Bimlesh Kumar, Mandeep Kaur, Gurpreet Kaur, Harleen Kaur (2011). Phytochemical screening and Extraction: A Review. Internationale pharmaceutica sciencia, 1(1): 98 - 106.

    Sarkar H., Kumar M., Rawat V. P., Varshney T. K., Goswami M. C., Yadav and Srivastava S. K. (2006). Effect of Administration of Garlic Extract and PGF2α on Hormonal Changes and Recovery in Endometritis Cows. Asian - Aust. J. Anim. Sci., 19(7): 964 - 969.

    World Health Organization (WHO) (2014). Antimicrobial resistance: Global report on surveillance. WHO Library Cataloguing - in - Publication Data.