Ngày nhận bài: 18-04-2017 / Ngày duyệt đăng: 26-07-2017
Việc sử dụng thuốc có nguồn gốc hóa dược để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò tuy có nhiều kết quả khả quan nhưng lại làm dấy lên lo ngại về tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thịt và sữa bò cũng như làm tăng tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Thảo dược đang ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của chúng trong nền công nghiệp dược phẩm như là một giải pháp an toàn sinh học, thay thế cho các thuốc hóa học tổng hợp. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitrocủa cao khô 8 loại thảo dược (Huyền diệp, Tô mộc, Đơn đỏ, Mò hoa trắng, Sài đất, Mỏ quạ, Bồ công anh, Xuân hoa) đối với 2 chủng vi khuẩn (Staphylococcusspp. vàStreptococcusspp. ) phân lập từ dịch viêm tử cung của bò. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất chiết xuất của bột 8 loại thảo dược sử dụng dung môi thông dụng ethanol 70% biến đổi từ 9,60% (Tô mộc) đến 14,32% (Sài đất). Ở nồng độ 100mg/ml các cao khô dịch chiết đều có khả năng ức chế vi khuẩn in vitrotốt đối với 2 loài vi khuẩn. Đối với vi khuẩn Streptococcusspp., đường kính vòng vô khuẩn biến đổi từ 11,80 mm (Mỏ quạ) đến 25,00 mm (Mò hoa trắng). Đối với vi khuẩn Staphylococcusspp. đường kính vòng vô khuẩn biến đổi từ 10,28 mm (Mỏ quạ) đến 25,30 mm (Sài đất). Nồng độ nhỏ nhất của các cao khô dịch chiết dược liệu khi pha loãng vẫn còn khả năng ức chế in vitrovi khuẩn biến đổi từ 6,25 mg/ml đến 0,20 mg/l tùy thuộc từng loại dược liệu. Sài đất và Mò hoa trắng có khả năng ức chế vi khuẩn in vitrotốt nhất, ở nồng độ 0,20 mg/ml khi bổ sung vào lỗ thạch vẫn quan sát thấy vòng vô khuẩn đối với cả 2 chủng vi khuẩn nghiên cứu.