NGHIÊN CỨU NHÂN IN VITRODẠ YẾN THẢO HOA TÍM (Petunia hybridaHort.)

Ngày nhận bài: 16-08-2023

Ngày duyệt đăng: 05-01-2024

DOI:

Lượt xem

3

Download

1

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hà, P., Trang, P., & Hạnh, N. (2024). NGHIÊN CỨU NHÂN IN VITRODẠ YẾN THẢO HOA TÍM (Petunia hybridaHort.). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(1), 1–9. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1251

NGHIÊN CỨU NHÂN IN VITRODẠ YẾN THẢO HOA TÍM (Petunia hybridaHort.)

Phùng Thị Thu Hà (*) 1 , Phạm Thị Huyền Trang 1 , Nguyễn Thị Thúy Hạnh 2

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    BA, Dạ yến thảo hoa tím, nuôi cấy mô, than hoạt tính

    Tóm tắt


    Dạ yến thảo hoa tím (Petunia hybrida Hort.), thuộc họ Cà (Solanacea), là cây hoa trồng chậu phổ biến, có giá trị cao, hiện đang được thị trường ưa chuộng. Do đó, nghiên cứu nhân giống in vitro cây Dạ yến thảo hoa tím được thực hiện để có thể sản xuất số lượng lớn cây giống sạch bệnh, chất lượng đồng đều, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD) với ba lần nhắc lại. Nghiên cứu đã xác định được môi trường Murashige and Skoog (MS) đặc bổ sung 0,5 mg/l BA là thích hợp nhất để nhân chồi Dạ yến thảo hoa tím, với hệ số nhân chồi đạt 19,78 chồi/mẫu, chiều cao chồi đạt 2,36cm sau 6 tuần nuôi cấy. Môi trường phù hợp nhất để dưỡng chồi là MS đặc bổ sung 40 g/l sucrose, cho chồi mập, xanh, lá to. Kết quả cũng cho thấy môi trường phù hợp cho giai đoạn ra rễ và thích nghi ngoài vườn ươm là MS đặc bổ sung 0,1 g/l than hoạt tính (AC), với tỷ lệ ra rễ đạt 100%, cây ra ngôi có 12,83 rễ/cây, chiều dài rễ đạt 2,28cm, rễ trắng, dài, mập. Sau 2 tuần thích nghi ngoài vườn ươm, cây con có nguồn gốc từ môi trường ra rễ MS đặc bổ sung 0,1 g/l AC có tỷ lệ sống đạt 100% với chiều cao cây đạt 6,47cm, số lá đạt 15,07 lá/cây.

    Tài liệu tham khảo

    Aguilar M.L., Espadas F., Maust B. & Sáenz L. (2009). Endogenous cytokinin contentin coconut palms affected by lethal yellowing. Journal of Plant Pathology. 91(1): 141-146.

    Belinda M., Maureen R.H. & Frederick M.A. (1980). Effect of charcoal and hormones on anther culture 1980 of Petunia and Nicotiana. Zeitschrift fur pflanzenphysiologie. 102(2): 109-116.

    Borkird C. & Sink K.C. (1983). Medium components for shoot cultures of chlorophyll-deficient mutants of Petunia inflata. Plant Cell Reports. 2: 1-4.

    Bùi Thị Cúc, Đồng Huy Giới & Bùi Thị Thu Hương (2017). Nhân nhanh in vitro cây Dạ yến thảo hoa hồng sọc tím (Petuniahybrida L.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 10: 3-10.

    Farooq I., Qadri Z.A., Rather Z.A., Nazki I.T., Banday N., Rafiq S., Masoodi K.Z., Noureldeen A. & Mansoor S. (2021). Optimization of an improved, efficient and rapid in vitromicropropagation protocol for Petunia hybridaVilm. cv. ‘‘Bravo”. Saudi Journal of Biological Sciences. 28: 3701-3709.

    Izhar S. & Zelcer A. (1984). Cell, tissue, and organ culture in Petunia. In: Sink, K.C. (eds) Petunia. Monographs on Theoretical and Applied Genetics. Vol 9. Springer, Berlin, Heidelberg. doi.org/10.1007/978-3-662-02387-7_9.

    Gago J., Martinez-Nunez L., Landin M., Flexas J. & Gallego P.P. (2014). Modeling the effects of light and sucrose on in vitropropagated plants: a multiscale system analysis using artificial intelligence technology. PLoS One. 9 (1): 1-11.

    Muller B., Pantin F., Ge´nard M., Turc O., Freixes S., Piques M. &Gibon Y. (2011). Water deficitsuncouple growth from photosynthesis, increase C content, and modify therelationships between C and growth in sink organs. J Exp Bot. 62: 1715-1729.

    Murashige T. & Skoog F. (1962). A revised medium for rapid growth and bio assays with Tobacco tissue cultures. Plant Physiology. 15: 473-497.

    Natalija B., AuSra B. & Vaida J. (2015). In vitro regeneration from leaf explants of Petunia hybrrida L.Propagation of Ornamental plants. 15(2): 47-52.

    Nguyễn Tiến Long, Lã Thị Thu Hằng, Trần Thị Triêu Hà, Dương Thanh Thủy & Lê Như Cương (2021). Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu khởi đầu trong nhân giống in vitrocây hoa Dạ yến thảo (Petunia hybridaL.). Khoa học Nông nghiệp. 63(7): 53-56.

    Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam(Tập 2). Nhà xuất bản Trẻ. tr. 769.

    Sakakibara H. (2006). Cytokinins: activity, biosynthesis, and translocation. Annu Rev Plant Biol. 57: 431-449.

    Sara E.G. & Naglaa M.E. (2015). In vitropreliminary study on Petunia hybridabreeding under sodium chloride stress conditions. Middle East Journal of Agriculture Research. 4(4): 867-872.

    Thomas & Dennis T. (2008). The role of activated charcoal in plant tissue culture”, Biotechnol. Adva. 26: 618-631.

    Yong J.W.H., Ge L., Yan F. Ng & Tan S.N. (2009). The chemical composition and biological properties of coconut (Cocos nuciferaL.) water. Molecules. 14: 5144-5164.