TÌNH HÌNH DỊCH TIÊU CHẢY CẤP (PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA- PED) VÀXÁC ĐỊNH KHÁNG THỂ PED SAU KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP“GUT FEEDBACK” Ở ĐÀN LỢNTẠI TỈNH THANH HOÁ

Ngày nhận bài: 10-01-2020

Ngày duyệt đăng: 10-07-2020

DOI:

Lượt xem

4

Download

1

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Sơn, H., Thạch, P., & Lan, N. (2024). TÌNH HÌNH DỊCH TIÊU CHẢY CẤP (PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA- PED) VÀXÁC ĐỊNH KHÁNG THỂ PED SAU KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP“GUT FEEDBACK” Ở ĐÀN LỢNTẠI TỈNH THANH HOÁ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(8), 599–606. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/692

TÌNH HÌNH DỊCH TIÊU CHẢY CẤP (PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA- PED) VÀXÁC ĐỊNH KHÁNG THỂ PED SAU KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP“GUT FEEDBACK” Ở ĐÀN LỢNTẠI TỈNH THANH HOÁ

Hoàng Văn Sơn (*) 1, 2 , Phạm Ngọc Thạch 3 , Nguyễn Thị Lan 3

  • 1 Trường Đại học Hồng Đức
  • 2 NCS Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dịch tiêu chảy cấp trên lợn (PED), tình hình mắc bệnh, Gut feedback, kháng thể, Thanh Hoá

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình bệnh PED và khả năng tạo kháng thể sau khi sử dụng phương pháp “gut feedback” ở đàn lợn tại tỉnh Thanh Hoá. Một cuộc điều tra được tiến hành trên 16.443 con lợn nuôi tại các trại ở 6 huyện của tỉnh bằng phiếu theo dõi kết hợp với sử dụng Test kit PED Ag và phương pháp RT-PCR. Sử dụng phương pháp test ELISA để xác định kháng thể của phương pháp “gut feedback” ở 60 lợn nái chửa ở tuần thứ 13. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc PED ở lợn tại Thanh Hoá là 14,56% và tỷ lệ tử vong là 53,38%. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là đàn lợn thuộc huyện Tĩnh Gia (16,12%), đàn lợn thuộc huyện Yên Định có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (12,08%). Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao nhất ở nhóm lợn con theo mẹ (22,01% và 72,63%) và thấp nhất ở nhóm lợn đực giống (5,81% và 0%). Lợn mắc bệnh và tử vong cao nhất ở mùa Đông và thấp nhất ở mùa Hè. Các trại lớn có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (15,79%) nhưng tỷ lệ tử vong lại thấp nhất (50,75%). Sau khi sử dụng phương pháp “gut feedback” 100% mẫu kháng thểcóOD từ 0,05đến 1,04. Ở thời điểm 14 ngày có 78,33% mẫu và ở 21 ngày có 80,00% mẫu có OD ≥ Cut off: Dương tính, với Cut off có giá trị = 0,21.

    Tài liệu tham khảo

    Albert Rovira (2013). Diagnosing Porcine Epidemic Diarrhea (PED) Virus. University of Minnesota Veterinary Diagnostic Laboratory.St. Paul, MN.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2015). Tiêu chuẩn TCVN 8400-38-2015-Bệnh động vật. Quy trình chẩn đoán, phần 38: Bệnh tiêu chảy ở lợn do Coronavirus.

    Chang H.K., ByungJ.K.,JaeG.L.,GeonO.K. & YungB.K.(1999). Derivation of attenuated porcine epidemic diarrhea virus (PEDV) as vaccine candidat. Vaccine. 17(20): 2546-2553.

    Do Tien Duy, Nguyen Tat Toan, SuphasawattP. &Roongroje T. (2011). Genetic Characterization of Porcine Epidemic Diarrhea Virus (PEDV) Isolates from Southern Vietnam during 2009-2010 outbreaks. The Thai Journal of Veterinary Medicine. 41(1): 55-64.

    Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chương, Chu Đức Thắng &Phạm Ngọc Thạch (1997). Tình hình nhiễm Salmonela và vai trò của Salmonela trong bệnh viêm ruột tiêu chảy ở lợn. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. tr.1-2.

    Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo &Trần Thị Hạnh (1998). Kết quả điều tra tình hình tiêu chảy ở lợn trong một số trang trại lợn giống hướng nạc.Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y.5(4): 61-64.

    Huang Y.W., DickermanA.W., PiñeyroP., LiL., FangL., KiehneR., OpriessnigT.&Meng X.J. (2013). Origin, evolution, and genotyping of emergent porcine epidemic diarrhea virus strains in the United States. MBio 4.e00737-00713.

    Huỳnh Minh Trí, NguyễnĐức Hiền, Nguyễn Thị Hồng Hạnh &Nguyễn Ngọc Hải (2017). Tình hình bệnh tiêu chảy cấp trên heo (PED) và xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh PED ở thành phốCần Thơ.Kỷ yếu Hội nghị khoa họctoàn quốc Chăn nuôi - Thú y. Nhà xuất bảnNông nghiệp thành phốHồ Chí Minh.tr.392-398.

    Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Ngọc Hải &Nguyễn Hoàng Việt (2017). Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus gây bệnh tiêu chảy cấp (Porcine epidemic diarrhea virus-PEDV) trên heo nái và xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh PED tại Tiền Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.52(B):1-7.

    Nguyễn Tất Toàn, Nguyễn Đình Quát, Trịnh Thị Thanh Huyền, Đỗ TiếnDuy, Trần Thị Dân, Nguyễn Thị Phước Ninh &Nguyễn Thị Thu Năm (2012). Phát hiện virus gây bệnh tiêu chảy cấp (PEDV) trên heo ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y:19(5): 26-30.

    Nguyễn Thị Sen (2013). Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mắc tiêu chảy do virus (Porcine Epidemic Diarrhea- PED) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp.tr.57-64.

    Nguyễn Trung Tiến, Vũ Thị Thu Hằng, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Nguyễn Bá Hiên & Lê Văn Phan (2015). Một số đặc điểm sinh học phân tử của virus gây ra dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine epidemic diarrhea-PED) tại Quảng Trị, Thái Nguyên và Thái Bình từ năm 2013-2014. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(7):1089-1100.

    Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Hoa & Yamaguchi (2014). Một số đặc điểm dịch tễ và bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch trên lợn ở một số tỉnh phía bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 21(2): 43-55.

    Pensaert Maurice B. & Sang-Geon Yeo (2009). Porcine Epidemic Diarrhea. In Diseases of Swine, by Barbara E. Straw, Jeffery J. Zimmermann, Sylvie D'Allaire and David J. Taylor. pp.367-372.

    Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp &Trần Thị Lộc (1998). Stress trong đời sống con người và vật nuôi. Nhà xuất bảnNông nghiệp, Hà Nội.

    Pospischil A., Stuedli A. &Kiupel M. (2002). Update on porcine epidemic diarrhea. J Swine Health Prod. 10(2):81-85.

    Puranaveja S., PoolpermP., LertwatcharasarakulP., KesdaengsakonwutS., BoonsoongnernA., UrairongK., KitikoonP., ChoojaiP., KedkovidR. &Teankum K. (2009). Chinese-like strain of porcine epidemic diarrhea virus, Thailand. Emerging infectious diseases.15:1112.

    SongD.S.,OhJ.S.,KangB.K., YangJ.S.,MoonH.J., YooH.S.,JangY.S.& ParkB.K. (2007). Oral efficacy of Vero cell attenuated porcine epidemic diarrhea virus DR13 strain. Res Vet Sci. 82(1): 134-140.

    Song D. &Park B. (2012). Porcine epidemic diarrhoea virus: a comprehensive review of molecular epidemiology, diagnosis, and vaccines. Virus Genes.44:167-175.

    Song D.S., Oh J.S., Kang B.K., Yang J.S., Song J.Y., Moon. H.J., Kim Y.T, Yoo H.S, Jang S.Y &Park B.K. (2005). Fecal shedding of a highly cell-culture-adapted porcine epidemic diarrhea virus after oral inoculation in pigs. J Swine Health Prod.13(5): 269-272.

    Stevenson G.W., HoangH., SchwartzK.J., BurroughE.R., SunD., MadsonD.,CooperV.L., PillatzkiA., GaugerP.&Schmitt B.J. (2013). Emergence of Porcine epidemic diarrhea virus in the United States: clinical signs, lesions, and viral genomic sequences. Journal of Veterinary Diagnostic Investigation.25:649-654.

    Thai Swine Veternary Association (2015).Clinical Practice Guideline (CPG) for PED in Thailand: 1stEdition.27.

    Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLB-BNN-TCTK ngày 23 tháng 06 năm 2000. Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại.