HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ MĂNG (Elopichthys bambusaRichardson, 1844) Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 26-08-2019

Ngày duyệt đăng: 14-10-2019

DOI:

Lượt xem

4

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Bình, V., & Sơn, N. (2024). HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ MĂNG (Elopichthys bambusaRichardson, 1844) Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(7), 558–565. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/579

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ MĂNG (Elopichthys bambusaRichardson, 1844) Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

Võ Văn Bình (*) 1 , Nguyễn Hải Sơn 2

  • 1 Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc
  • 2 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I
  • Từ khóa

    Cá Măng, nguồn lợi, ngưcụ, sản lượng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi cá măng(Elopichthys bambusaRichardson, 1844) tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam được thực hiện từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019 tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ gồm Nghệ An, Hải Dương, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái và Tuyên Quang. Các số liệu về ngư cụ, mùa vụ và thủy vực nơi khai thác, kích cỡ cá măngkhai thác, sản lượng cá măngkhai thác, tỉ lệ cá măng/tổng sản lượng cá khai thác được thu thập thông qua phỏng vấn 120 ngư dân khai thác thủy sản trên sông và hồ chứa theo bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Kết quảchỉ ra rằng có 5 loại ngưcụ chính được sử dụng để khai thác thủy sản tự nhiên tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, trong đó lưới rê 3 lớp và vó đèn có tỷ lệ khai thác được cá măngnhiều nhất, tương ứng là 62,69% và 34,29%,so với các ngư cụ khác. Mùa vụ khai thác cá măngtập trung cao nhất từtháng 5 đến tháng 9tại các tỉnh điều tra với kích cỡ cá khai thác được dao động từ 100-5.000 g/con tùy thuộc vào loại ngư cụ sử dụng và địa điểm khai thác. Cá Măng được khai thác chủ yếu ởhailoại thủy vực chính là sông và hồ chứa với sản lượng khai thác biến động trung bình từ 8-20 kg/hộ/năm. Nguồn lợi cá măngngoài tự nhiên hiện nay đã bị suy giảm nhiều do việc xây dựng các đập thủy điện và việc sử dụng các loại lưới mắt nhỏ để khai thác. Hiện nay,việc khai thác cá măngngoài tự nhiên không mang lại lợi nhuận lớn cho người khai thác tại các vùng điều tra.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ KH & CN & VKH & CN Việt Nam (2007). Sách đỏ Việt Nam, phần động vật (Red data book of Vietnam). Nhà xuất bảnKhoa học Tự nhiên & Công nghệ Quốc gia.

    Kottelat M. (2001).Fishes of Laos, Printed in Srilanka by Gunaratne Offest ltd.

    Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên(IUCN, 2012).

    Mai Đình Yên (1978). Định loại các loài cá nước ngọt các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

    Mai Đình Yên (1991). Nguồn lợi cá tự nhiên ở các thủyvực nước ngọt và vấn đề quản lí trong thời gian tới. Các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuỷ sản (1986-1990). Tạp chíThuỷ sản. tr. 51-55.

    Mai Đình Yên (1998). Hiện trạng nguồn lợi thủysản nước ngọt và đề xuất chương trình hành động để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi này. Báo cáo tại “Hội thảo phát triển bền vững” tổ chức tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I- Bắc Ninh, tháng 9 năm 1998.

    Niêm giám Thống kê (2016). Tổng cục Thống kê. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    Ngô Sỹ Vân (1999). Điều tra nghiên cứu hiện trạng khu hệ cá hồ chứa Thác Bà. Luận văn thạc sĩngành Nuôi trồng thuỷ sản. Trường Đại học Nha Trang.

    Ngô Sỹ Vân & Phạm Anh Tuấn (2005). Hiện trạng nguồn lợi cá ở các Tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc về Môi trường và Nguồn lợi thuỷ sản tháng 1/2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Nguyễn Văn Hảo&Ngô Sỹ Vân (2005). Cá nước ngọt Việt nam(Tập 2, 3-Họ cá Chép (Cyprinidae)). Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Nguyễn Văn Hảo (1964). Điều tra nguồn lợi và nghềcá sông Đà. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ.Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.

    Nguyễn Hữu Dực (2001). Kết quả bước đầu khảo sát khu hệ cá sông Đà thuộc địa phân tỉnh Lai Châu và Sơn La- Hội thảo quốc tế về Sinh học tháng 7/2001.

    Nguyễn Hải Sơn, Đặng Xuân Kỳ, Vũ Thị Hồng Nguyên & Nguyễn Quang Thái (2011). Đánh giá tác động của cá Tiểu bạc đến nguồn lợi thủy sản hồ chứa Thác Bà, tỉnh Yên Bái. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4: 32-39.

    Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Thị Diệu Phương, Vũ Thị Hồng Nguyên&Nguyễn Hải Sơn (2015). Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, nguồn lợi thuỷ sản nội địa ở miền Bắc. Quản lý và phát triển bảo tàng động vật thủy sinh nước ngọt.

    Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng & Nguyễn Công Thắng (2000). Điều tra nghiên cứu hiện trạng và bảo vệ phục hồi một số loài cá hoang dã, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng. Báo cáo tổng kết đề tài,Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, 28 tr.

    Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản (2016). Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn lợi cá tại 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình. Báo cáo nhiệm vụ thường xuyên. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.

    Võ Văn Bình, Nguyễn Hải Sơn, Nguyễn Văn Chung & Lê Ngọc Khánh (2017). Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen giống thủy sản. Báo cáo tổng kết quỹ gen năm 2017. Chương trình bảo tồn Quỹ gen giai đoạn 2016-2020.

    Võ Văn Bình, Phạm Văn Phong, Nguyễn Quang Huy&Nguyễn Hải Sơn(2017). Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá măng(Elopichthys bambusaRicharson, 1844).Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2:124-128.