Ngày nhận bài: 26-08-2019 / Ngày duyệt đăng: 14-10-2019
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi cá măng(Elopichthys bambusaRichardson, 1844) tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam được thực hiện từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019 tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ gồm Nghệ An, Hải Dương, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái và Tuyên Quang. Các số liệu về ngư cụ, mùa vụ và thủy vực nơi khai thác, kích cỡ cá măngkhai thác, sản lượng cá măngkhai thác, tỉ lệ cá măng/tổng sản lượng cá khai thác được thu thập thông qua phỏng vấn 120 ngư dân khai thác thủy sản trên sông và hồ chứa theo bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Kết quảchỉ ra rằng có 5 loại ngưcụ chính được sử dụng để khai thác thủy sản tự nhiên tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, trong đó lưới rê 3 lớp và vó đèn có tỷ lệ khai thác được cá măngnhiều nhất, tương ứng là 62,69% và 34,29%,so với các ngư cụ khác. Mùa vụ khai thác cá măngtập trung cao nhất từtháng 5 đến tháng 9tại các tỉnh điều tra với kích cỡ cá khai thác được dao động từ 100-5.000 g/con tùy thuộc vào loại ngư cụ sử dụng và địa điểm khai thác. Cá Măng được khai thác chủ yếu ởhailoại thủy vực chính là sông và hồ chứa với sản lượng khai thác biến động trung bình từ 8-20 kg/hộ/năm. Nguồn lợi cá măngngoài tự nhiên hiện nay đã bị suy giảm nhiều do việc xây dựng các đập thủy điện và việc sử dụng các loại lưới mắt nhỏ để khai thác. Hiện nay,việc khai thác cá măngngoài tự nhiên không mang lại lợi nhuận lớn cho người khai thác tại các vùng điều tra.