NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY RAU ĐẮNG ĐẤT (Glinus oppositifolius (L.)DC.)

Ngày nhận bài: 25-09-2018

Ngày duyệt đăng: 02-04-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hoài, V., & Phíp, N. (2024). NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY RAU ĐẮNG ĐẤT (Glinus oppositifolius (L.)DC.). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(1), 22–28. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/536

NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY RAU ĐẮNG ĐẤT (Glinus oppositifolius (L.)DC.)

Vũ Thị Hoài (*) 1 , Ninh Thị Phíp 2

  • 1 Công ty TNHH Đầu tư phát triển và dịch vụ Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Nhân giống, nuôi cấy mô, rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.)

    Tóm tắt


    Ở Việt Nam, rau đắng đấtGlinus oppositifolius (L.) là loài cây thuốc quý dùng trong bài thuốc bổ gan giải độc gan. Hiện nay, rau đắng đất chủ yếu được nhân giống bằng hạt, tuy nhiên hạt nhỏ, tỷ lệ mọc thấp, sinh trưởng chậm giai đoạn đầu. Nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy in vitronhằm góp phần nâng cao hệ số nhân và chất lượng cây giống. Quy trình nhân nhanh in vitrocây rau đắng đấtGlinus oppositifolius (L.) được xây dựng dựa trên việc tối ưu quy trình khử trùng mẫu, nuôi cấy khởi động, nhân nhanh chồi, tạo rễ cũng như ra cây ngoài giá thể. Kết quả đã xác định được ở thời gian khử trùng 10 phút bằng Johnson (1%)cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ mẫu sống đạt 76,67%. Nồng độ BA 0,5mg/Llà tốt nhất cho sự hình thành và sinh trưởng của chồi cây (5,45 chồi/mẫu). Giai đoạn nhân nhanh chồi, tổ hợp BA (0,5 mg/L) và -NAA/IAA (0,5 mg/L) cho kết quả tốt nhất với số chồi là 8,57/8,5 chồi;số lá TB là 4,97/4,93 lá và chiều cao TB là 2,33/2,24cm sau 4 tuần nuôi cấy. Bổ sung 0,5 mg/L-NAA vào môi trường ra rễ đem lại hiệu quả cao với tỷ lệ ra rễ đạt 100%. Sử dụng giá thể mụn xơ dừa cho chất lượng cây con tốt nhất, tỷ lệ xuất vườn đạt 86,67% tại 40 ngày sau trồng.

    Tài liệu tham khảo

    Võ Văn Chi (2012).Từ điển thực vật thông dụng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 1:375-377.

    Phạm Thị Thu Hằng, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Thủy, Đặng Thị Thanh Tâm&Nguyễn Thị Phương Thảo (2013). Nhân nhanh in vitro cây trầu bà cánh phượng (Philodendron xanadu). Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường đại học Nông nghiệp. 11(6): 826-832.

    Hoàng Thị Kim Hồng (2011). Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi và cụm chồi trong nuôi cấy in vitrocây hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb.). Tạp chí Khoa học, Đại học Huế.64: 23-32.

    Phan Xuân Huyên, Hoàng Văn Cương, Nguyễn Thị Phượng Hoàng (2015). Nghiên cứu nhân giống in vitro cây hoa lanMiltonia sp. Tạp chí Khoa họcvà Phát triển.13(7):1128-1135.

    Ninh Thị Phíp, Nguyễn Thị Thanh Hải, Vũ Thị Hoài &Vũ Thị Hương Thủy (2014). Báo cáo Rau đắng đất. Công ty cổ phần Traphaco-Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Nguyễn Thị Sơn, Từ Bích Thuỷ, Đặng Thị Nhàn, Nguyễn Thị Lý Anh, Hoàng ThịNga &Nguyễn Quang Thạch (2014). Nhân giống in vitrolan Dendrobium officinaleKimura et Migo. Tạp chí Khoa học và Phát triển.12(8): 1274-1282

    Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch &Vũ Quang Sáng (2006). Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bảnĐại học Nông nghiệp,Hà Nội.

    Phan Hữu Tôn, Tống Văn Hải, Đoàn Văn Lư, Phạm ThịDung &Nguyễn Xuân Viết (2014). Nuôi cấy in vitrotrụ trên lá mầm giống cam(Citrus sinensis), quýt (citrus reticulata). Tạp chí khoa học và Phát triển.12(5): 641-649.

    Võ Thị Thu Thủy & Đỗ Quyên (215). Phân lập và nhận dạng spinasterol và oppositifolon từ phần trên mặt đất của cây rau đắng đất (Glinus oppositifolius(L.).DC.) thu hái ở Việt Nam. Tạp chí Dược học. 55(5).

    Chakraborty & Santanu Paul(2017). A Repository of Medicinal Potentiality. International Journal of Phytomedicine.9(4):543 -557.

    Parida R., Mohanty S., Kuanar A. & Nayak S. (2010). Rapid multiplication and in vitroproduction of leaf biomass in Kaempferia galanga through tissue culture. Electron J. Biotechnol.13(4).