HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẤM RƠM (Volvariella volvacea) NGOÀI TRỜI Ở HUYỆN LONG MỸ, HẬU GIANG

Ngày nhận bài: 31-08-2016

Ngày duyệt đăng: 24-02-2017

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Trúc, N., & Hương, N. (2024). HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẤM RƠM (Volvariella volvacea) NGOÀI TRỜI Ở HUYỆN LONG MỸ, HẬU GIANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(1), 118–127. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/343

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẤM RƠM (Volvariella volvacea) NGOÀI TRỜI Ở HUYỆN LONG MỸ, HẬU GIANG

Ngô Thị Thanh Trúc (*) 1 , Nguyễn Thị Quyến Hương 2

  • 1 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ
  • 2 Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh vật tư và thuốc thú y (Vemedim)
  • Từ khóa

    Nấm rơm, Volvariella volvacea, ngoài trời, hiệu quả kinh tế

    Tóm tắt


    Bài viết phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 180 hộ trồng nấm rơm ở 4 xã sản xuất nấm rơm nhiều nhất tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang từ tháng 4 - 5/2015. Số vụ trồng nấm rơm trung bình là 3,9± 2,0 vụ/năm và 59% số hộ trồng nấm rơm quanh năm. Các hộ trồng nấm rơm đã sử dụng 12% lượng rơm nhà và 88% lượng rơm mua. Số hộ thu hoạch vụ nấm rơm gần nhất vào mùa nắng (2015) và mùa mưa (2014) tương ứng là 68% và 32% số hộ phỏng vấn. Năng suất nấm rơm đạt 35 ± 10 kg/tấn rơm khô (3,5± 1,0% nguyên liệu). Chi phí sản xuất nấm rơm là 1.101 ± 682 nghìn đồng/tấn rơm (58% là chi phí không bằng tiền). Doanh thu là 1.057 ± 350 nghìn đồng/tấn rơm/vụ, thu nhập ròng là 596 ± 335 nghìn đồng/tấn rơm/vụ và lợi nhuận là -44 ± 704 nghìn đồng/tấn rơm/vụ. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất nấm rơm ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là phụ thuộc vào thời tiết, chất lượng meokhông tốt, thiếu vốn đầu tư, giá rơm tăng, thiếu kỹ thuật trồng nấm rơm năng suất cao và giá nấm rơm thay đổi lớn.

    Tài liệu tham khảo

    Arai, H., Hosen, Y., Pham Hong, V. N., Thi, N. T., Huu, C. N., and Inubushi, K. (2015). Greenhouse gas emissions from rice straw burning and straw-mushroom cultivation in a triple rice cropping system in the Mekong Delta. Soil Science and Plant Nutrition, 61(4): 719-735.

    Biswas M.K. and Layak M. 2014. Techniques for increasing the biological efficiency of paddy straw mushroom (Volvariella volvacea) in Eastern India. Food Science and Technology, 2(4): 52-57.

    Đoàn Hoài Nhân (2010). Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ.

    Lê Duy Thắng (2006). Kỹ thuật trồng nấm (Nuôi trồng một số loại nấm thông dụng ở Việt Nam, tập 1). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 242 trang.

    Lê Thị Thanh Hiếu (2009). Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng nấm rơm tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ.

    Ngo Thi Thanh Truc (2011). Comparative Assessment of Using Rice Straw for Rapid Composting and Straw Mushroom Production in Mitigating Greenhouse Gas Emissions in Mekong Delta, Vietnam and Central Luzon, Philippines. PhD dissertation. University of the Philippines Los Banos.

    Ngô Thị Thanh Trúc, Huỳnh Việt Khải và Võ Thành Danh (2016). Định giá kinh tế các tác động môi trường và chính sách (Chương 10). Trong: Võ Thành Danh (chủ biên), 2016. Phát triển kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long: Thành tựu và thách thức. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ, trang 196-216.

    Ngo Thi Thanh Truc, Sumalde, Z.M., Palis, F. G. And Wassmann, R. (2013). Farmers’ Awareness and Factors Affecting Farmers’ Acceptance to Grow Straw Mushroom in Mekong Delta, Vietnam and Central Luzon, Philippines. International Journal of Environment and Rural Development, 2(2): 179-184.

    Nguyễn Thị Quyến Hương (2016). Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ.

    Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Thành Hối và Lê Minh Châu (2010). Ảnh hưởng tỷ lệ rơm và lục bình lên năng suất nấm rơm. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần Thơ, 15b: 161-166.

    Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Việt Thiên (2011). Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học. Đại học Huế, 5: 68.

    Trần Sỹ Nam, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt và Kjeld Ongvorsen (2014). Ước tính lượng và các biện pháp xử lý rơm rạ ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 32: 87-93.

    Trần Văn Hiến (2010). Trồng nấm rơm theoquy trình mới, hiệu quả cao. Khuyến nông Việt Nam. http: //www.vietlinh.vn/trong-trot/nam-rom.asp [truy cập ngày 07/06/2016].

    Võ Xuân Tân (2013). Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm tại Hậu Giang. Diễn đàn Khuyến Nông và Nông nghiệp lần thứ 14. Chuyên đề: Phát triển nghề trồng nấm hiệu quả. Đồng Tháp, ngày 19/7/2013. Trang 145-149.