ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CHẤT XANH VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CAO LƯƠNG THỨC ĂN CHO GIA SÚC

Ngày nhận bài: 31-03-2015

Ngày duyệt đăng: 21-04-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hạnh, T., Nhung, P., & Cường, P. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CHẤT XANH VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CAO LƯƠNG THỨC ĂN CHO GIA SÚC. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(3), 372–380. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/189

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CHẤT XANH VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CAO LƯƠNG THỨC ĂN CHO GIA SÚC

Tăng Thị Hạnh (*) 1 , Phan Thị Hồng Nhung 1 , Phạm Văn Cường 2, 1, 3

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm nghiên cứu Cây trồng Việt Nam - Nhật Bản
  • 3 Dự án JICA, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cao lương, đạm, OPV, năng suất chất xanh, thức ăn chăn nuôi

    Tóm tắt


    Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 6 đến 12 năm 2013tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mứcđạm bón khác nhau (0kgN/ha, 120kgN/ha, 180kgN/havà 240kgN/havới cùng nền phân bón 120kgP2O5/ha và 120kg K2O/ha) đến sinh trưởng, năng suất chất xanh và chất lượng dinh dưỡng của 2 giống cao lương thụ phấn tự do (OPV21 và OPV88). Các chỉ tiêu nông học, năng suất chất xanh và chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng được xác định sau ba lần thu cắt bao gồm: lần cắt 1 (90 ngày sau gieo), lần cắt 2 (45 ngày sau lần cắt 1), lần cắt 3 (45 ngày sau lần cắt 2). Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi tăng lượng đạm bón từ 120 kgN/ha lên 180 kgN/ha ở lần thu cắt thứ nhất, năng suất chất xanh và các chỉ tiêu liên quannhư giá trị SPAD (một chỉ tiêu tương quan thuận với hàm lượng diệp lục ở trong lá), chỉ số diện tích lá và tốc độ tích lũy chất khô không tăng ở mức ý nghĩa (p≤0,05). Ngoại trừ HCN, các chỉ tiêu liên quan đến giá trị dinh dưỡng của cây như chất khô, khoáng tổng số, protein thô và lipit đều tăng hàm lượng. Ở lần cắt hai, năng suất chất xanh của giống OPV21 tăng lên ở mức ý nghĩa (p ≤0,05), từ 31,5 tấn/ha (ở công thức 180 kgN/ha) lên 38,1 tấn/ha (ở công thức 240kgN/ha). Bên cạnh đó, hàm lượng HCN cũng tăng mạnh(từ 19,8 mg/kg chất tươi ở mức đạm bón 180 kgN/ha đến 24,5 mg/kg chất tươi ở mức đạm bón 240kgN/ha). Năng suất chất xanh và hàm lượng HCN của giống OPV88 cũng có chiều hướng tương tự như giống OPV21. Như vậy, ở lứa cắt thứ nhất nên bón với mức đạm 120kgN/ha,còn ở các lứa cắt sau có thể tăng lượng bón tương ứng với tổng các thời kỳ là 180kgN/ha đến 240kgN/ha.

    Tài liệu tham khảo

    AOAC(Association of Official Analytical Chemists) (1997). Official Method of Analysis, 16thed., Washington, DC.

    Ayub, M., Tanveer, A., Ali, S., Nadeem, M. A. (2002). Effect of different nitrogen levels and seed rates on growth, yield and quality of sorghum (Sorghum bicolor) fodder. Indian journal of agricultural science,72:648-650.

    Phạm Văn Cường, Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Tuấn Chinh, Trần Quốc Việt(2010). Mối quan hệ giữa năng suất sinh khối với một số chỉ tiêu sinh lý và nông học của các giống cao lương (Sorghum bicolor(L.) Moench) làm thức ăngia súc trong vụ đông. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn,152:3-10.

    Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh, Đoàn Công Điển, Bùi Quang Tuấn (2013). Năng suất chất xanh và giá trị dinh dưỡng làm thức ănchăn nuôi của một số giống cao lương OPV mới lai tạo (Sorghum bicolor(L.) Moench) tại các vùng sinh thái khác nhau. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên đề Giống cây trồng, vậtnuôi,2:177-183.

    Tăng Thị Hạnh, Phan Thị Hồng Nhung, Đỗ Thị Hường, Phạm Văn Cường, Takuya Araki(2013). Hiệu suất sử dụng đạm và năng suất tích lũy của hai dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7:9-17.

    Iptas, S., Brohi, A. (2003). Effect of nitrogen rate and stubble height on dry matter yield, crude protein content and crude protein yield of a sorghum-sudangrass hybrid (Sorghum bicolor(L.) Moench×Sorghum sudanense(Piper) Stapf.) inthe three‐cutting system. Journal of Agronomy and Crop Science,189:227-232.

    Lehmann, J., Feilner, T., Gebauer, G., Zech, W. (1999). Nitrogen uptake of sorghum (Sorghum bicolorL.) from tree mulch and mineral fertilizer under high leaching conditions estimated by nitrogen-15 enrichment. Biology and fertility of soils, 30: 90-95.

    Makkar, H. P. S. (1991). Antinutritional factors in animal feedstuffs - mode of action. Int. J. Anim. Sci.,6:88-94

    Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Xuân Trạch,Bùi Quang Tuấn, Phạm Văn Cường(2014). Ảnh hưởng của thời điểm thucắt đến năng suất, thành phần hóa học của hai dòng cao lương (OPV86 và OPV88) và chất lượng thức ăn ủ chua từ cây cao lương. Tạp chí Khoa học và Phát triển,12(5):675-682.

    NIOSH (The National Institue for Occupational Safety and Health). 1994. Manual of Analytical Methods, 4thed., 2(6010): 3-5

    Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng(2006). Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bảnNông nghiệp, 240tr.

    Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch, Phạm Văn Cường (2008). Giá trị thức ănchăn nuôi của một số giống cao lương trong mùa đông tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(1): 52-55.

    Turgut, I., Bilgili, U., Duman, A., Acikgoz, E. (2005). Production of sweet sorghum (Sorghum bicolorL. Moench) increases with increased plant densities and nitrogen fertilizer levels. Acta Agriculturae Scandinavica Section B-Soil and Plant, 55: 236-240.

    Zhao, D., Reddy, K. R., Kakani, V. G., Reddy, V. (2005). Nitrogen deficiency effects on plant growth, leaf photosynthesis, and hyperspectral reflectance properties of sorghum. European Journal of Agronomy,22:391-403.