PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THAM GIA LIÊN KẾT NHÓM HỘ TRỒNG RỪNG CÓ CHỨNG CHỈ TẠI TỈNH QUẢNG NAM VÀ BÌNH ĐỊNH

Ngày nhận bài: 05-10-2017

Ngày duyệt đăng: 29-11-2017

DOI:

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Kiêm, N., Sơn, H., & Hùng, L. (2024). PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THAM GIA LIÊN KẾT NHÓM HỘ TRỒNG RỪNG CÓ CHỨNG CHỈ TẠI TỈNH QUẢNG NAM VÀ BÌNH ĐỊNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(11), 1575–1583. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1398

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THAM GIA LIÊN KẾT NHÓM HỘ TRỒNG RỪNG CÓ CHỨNG CHỈ TẠI TỈNH QUẢNG NAM VÀ BÌNH ĐỊNH

Nguyễn Gia Kiêm (*) 1 , Hoàng Liên Sơn 2 , Lê Trọng Hùng 3

  • 1 NCS Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp, VAFS
  • 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Từ khóa

    Hộ trồng rừng, chứng chỉ rừng, phân tích nhân tố khám phá

    Tóm tắt


    Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để chỉ rõ mức độ tác động của 6 nhân tố chủ yếu: (1) Hiệu quả kinh tế rừng trồng liên kết; (2) Hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài; (3) Thị trường sản phẩm; (4) Chính sách của Nhà nước; (5) Tác động của chính quyền địa phương và (6) Cơ chế liên kết của nhóm để phân tích sự sẵn sàng tham gia và duy trì liên kết nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vừng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất 06 giải pháp thúc đẩy và phát triển liên kết nhóm hộ: (1) Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng liên kết; (2) Phát huy sự hỗ trợ từ bên ngoài, phát triển nâng cao năng lực tự chủ của nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ; (3) Phát triển thị trường theo chuỗi giá trị sản phẩm gỗ có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững; (4) Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển rừng trồng; (5) Nâng cao vai trò và năng lực thực thi chính sách của chính quyền địa phương và (6) Hoàn thiện và phát triển cơ chế liên kết nhóm.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017). Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 về việc công bố hiện trạng rừng năm 2016.

    Chính phủ (2007). Quyết định số 18/2007/ ngày 05 tháng 02 năm 2007 phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

    Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (2015). Báo cáo tổng kết thực hiện dự án giai đoạn 2005-2015.

    Đinh Phi Hổ (2014). Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ. Nhà xuất bản Phương Đông.

    FSC (2016). FSC Facts & Figures, http://ic.fsc.org/en (7June 2017).

    Hoàng Liên Sơn, Nguyễn Gia Kiêm, Lê Văn Cường, Phạm Thị Luyện, Phạm Thế Tấn, Vũ Duy Hưng, Trần Vũ Phương, Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Tôn Quyền, Nguyễn Xuân Trường (2016). Nghiên cứu đề xuất mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

    Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Giáo trình Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức.

    Tek Narayan Marasenia, Hoang Lien Son, Geo Cockfield, Hung Vu Duy, Tran Dai Nghia (2017). The financial benefits of forest certification: Case studies of acacia growers and a furniture company in Central Vietnam. For. Land Use Policy, 69: 56-63.