DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG BẰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIS, CHUỖI MARKOV VÀ HỒI QUY LOGISTIC

Ngày nhận bài: 14-10-2021

Ngày duyệt đăng: 01-03-2022

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Cường, N., & Cương, N. (2024). DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG BẰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIS, CHUỖI MARKOV VÀ HỒI QUY LOGISTIC. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(4), 484–497. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/985

DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG BẰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIS, CHUỖI MARKOV VÀ HỒI QUY LOGISTIC

Nguyễn Hữu Cường (*) 1 , Nguyễn Văn Cương 2

  • 1 Khoa Quản lý đất đai, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh
  • 2 Khoa Quản lý đất đai, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phốHồ Chí Minh
  • Từ khóa

    Biến động sử dụng đất, chuỗi Markov, GIS, hồi quy logistic, huyện Đơn Dương

    Tóm tắt


    Biến động sử dụng đất là một trong những động lực quan trọng nhất của thay đổi về môi trường. Mục tiêu của nghiên cứu là dự báo thay đổi sử dụng đất tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bằng cách ứng dụng mô hình tích hợp GIS, chuỗi Markov và hồi quy logistic. Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và 2015 được sử dụng làm bản đồ nền cho mô phỏng sử dụng đất năm 2020. Kết quả mô phỏng được so sánh với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của năm 2020 để xác nhận độ chính xác mô hình bằng chỉ số Kappa. Dựa trên mô hình đề xuất, trong nghiên cứu đã dự báo thay đổi sử dụng đất trong tương lai cho năm 2025 và 2030. Kết quả dự báo cho thấy có sự thay đổi lớn về sử dụng đất tại huyện Đơn Dương. Chuyển đổi diện tích đất rừng sang các mục đích sử dụng đất khác, đặc biệt là đất dành cho xây dựng và đất trồng cây hằng năm là thay đổi sử dụng đất chính trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cung cấp các thông tin hữu ích làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách sử dụng đất ở địa phương đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

    Tài liệu tham khảo

    Bruinsma J. (2003). World Agriculture: Towards 2015/2030: An FAO Perspective (1sted.). Routledge. London. https://doi.org/10.4324/97813 15083858.

    Bùi Mạnh Hưng, Nguyễn Thị Bích Phượng & Nguyễn Thị Thảo (2021). Biến động lượng thực vật che phủ và mối quan hệ với các nhân tố tự nhiên xã hội tại Yên Châu, Sơn La. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 3: 31-40.

    Đào Văn Khánh & Nguyễn Trọng Trường Sơn (2019). Nghiên cứu và dự báo biến động sử dụng đất tại tỉnh Phú Thọ thông qua ứng dụng chuỗi Markov - CA và GIS. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 11(108): 151-158.

    Fathizad H., Rostami N. & Faramarzi M. (2015). Detection and prediction of land cover changes using Markov chain model in semi-arid rangeland in western Iran. Environmental monitoring and assessment. 187(10): 1-12. https://doi.org/10.1007/s10661-015-4805-y.

    Kamusoko C., Aniya M., Adi B. & Manjoro M. (2009). Rural sustainability under threat in Zimbabwe - Simulation of future land use/cover changes in the Bindura district based on the Markov-cellular automata model. Applied Geography. 29(3): 435-447. https://doi.org/10.1016/j.apgeog.2008.10.002.

    Kleinbaum D.G. & Klein M. (2010). Logistic regression: A self-learning text. Springer.New York.

    Landis J.R. & Koch G.G. (1977). The measurement of observer agreement for categorical data. Biometrics. 33(1): 159-174. https://doi.org/10. 2307/2529310.

    Leta M.K.,Demissie T.A.& Tränckner J.(2021).Modeling and Predictionof Land Use Land Cover ChangeDynamics Based on Land ChangeModeler (LCM) in Nashe Watershed,Upper Blue Nile Basin, Ethiopia.Sustainability.13(7):3740. https://doi.org/10.3390/su13073740.

    Lin Y.P., Chu H.J., Wu C.F. & Verburg P.H. (2010). Predictive ability of logistic regression, auto-logistic regression and neural network models in empirical land-use change modeling – a case study. International Journal of Geographical Information Science. 25(1): 65-87. https://doi.org/10. 1080/13658811003752332.

    Mora O., Le Mouël C., de Lattre-gasquet M., Donnars C.,DumasP., RéchauchèreO., BrunelleT., ManceronS.,Marajo-PetitzonE.,MoreauC.,BarzmanM.,ForslundA. & MartyP.(2020).Exploring the Future of Land Use and Food Security:A New Set of Global Scenarios. Plos One.15(7): e0235597.doi:10.1371/ journal.pone.0235597.

    Nguyễn Thị Phương Hoa, Ngô Thế Ân & Lê Thị Giang (2021). Mô phỏng biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định bằng mô hình CLUMondo. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 19(8): 1049-1062.

    Phạm Thị Lợi & Đào Nguyên Khôi (2021). Mô phỏng sự thay đổi sử dụng đất lưu vực Sông Bé bằng mô hình CLUE-S. Tạp chí Khí tượng Thủy văn. 724: 82-93. doi:10.36335/VNJHM.

    Said M., Hyandye C., Komakech H.C., Mjemah I.C. & Munishi L.K. (2021). Predicting land use/cover changes and its association to agriculturalproduction on the slopes of Mount Kilimanjaro, Tanzania.Annals of GIS.27(2):189-209.doi:10.1080/19475683.2020.1871406.

    Sang L., Zhang C., Yang J., Zhu D. & Yun W. (2011). Simulation of land use spatial pattern of towns and villages based on CA-Markov model. Mathematical and Computer Modelling. 54(3): 938-943. https://doi.org/10.1016/j.mcm. 2010.11.019.

    UBND huyện Đơn Dương (2020). Điều kiện tự nhiên dân số. Truy cập từ https://donduong. lamdong.gov.vn/ ngày 11/10/2021.

    UBND tỉnh Lâm Đồng (2014). Quyết định 2221/QĐ-UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.

    UBND tỉnh Lâm Đồng (2017). Quyết định 1614/QĐ-UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đơn Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

    Wang S.Q., Zheng X.Q. & Zang X.B. (2012). Accuracy assessments of land use change simulation based on Markov-cellular automata model. Procedia Environmental Sciences. 13: 1238-1245. doi: 10.1016/j.proenv.2012.01.117.

    Ye B. & Bai Z. (2008). Simulating land use/cover changes of Nenjiang County based on CA-Markov model. In: Li D. (eds) Computer and Computing Technologies in Agriculture, Volume I. CCTA 2007. The International Federation for Information Processing, vol 258. Springer, Boston, MA. doi: 10.1007/978-0-387-77251-6_35.