ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ NỞ, TỈ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA HAI DÒNG CÁ CHÉP TATA VÀ SZARVAS P3 MỚI NHẬP NỘI TỪ HUNGARY VÀO VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 20-08-2021

Ngày duyệt đăng: 10-01-2022

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Sơn, N., Bình, V., Khánh, L., Linh, L., Tài, M., & Là, N. (2024). ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ NỞ, TỈ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA HAI DÒNG CÁ CHÉP TATA VÀ SZARVAS P3 MỚI NHẬP NỘI TỪ HUNGARY VÀO VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(2), 246–255. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/956

ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ NỞ, TỈ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA HAI DÒNG CÁ CHÉP TATA VÀ SZARVAS P3 MỚI NHẬP NỘI TỪ HUNGARY VÀO VIỆT NAM

Nguyễn Hải Sơn (*) 1 , Võ Văn Bình 2 , Lê Ngọc Khánh 2 , Lê Khánh Thùy Linh 2 , Mai Văn Tài 3 , Nguyễn Thị Là 3

  • 1 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I
  • 2 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc
  • 3 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I
  • Từ khóa

    Cá chép, nhập nội, Hungary, Szavas P3, Tata

    Tóm tắt


    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá được tỉ lệ nở, tỉ lệ sống của cá bột, cá hương, cá giống và tốc độ tăng trưởng của cá qua từng giai đoạn để phục vụ công tác chọn giống. Thí nghiệm ấp trứng, ương, nuôi cá chép Tata và cá chép Szavas P3 nhập từ Hungary về Việt Nam được thực hiện từ tháng 7/2019-12/2020 tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc. Kết quả cho thấy thời gian nở của trứng cá chép Tata là 61,8 ± 2,1 giờ, cá chép Szavas P3 là 62,2 ± 3,3 giờ tương đương tỉ lệ nở là 91,5 ± 2,8 và 93,3 ± 3,4%, tỉ lệ dị hình là 1,2 ± 0,6% và 1,3 ± 0,4%. Tỉ lệ sống của cá hương Tata là 62,5 ± 3,4%, Szavas P3 là 67,5 ± 4,6%. Tỉ lệ sống của cá chép giống Tata là 48,7%, cá chép Szarvas P3 là 53,3%. Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và khối lượng cá Tata trong giai đoạn nuôi cá giống là 6,8 ± 1,26 mm/ngày và 0,51 ± 0,08 g/ngày, cá Szarvas P3 là 6,3 ± 1,5 mm/ngày và 0,49 ± 0,04 g/ngày.Sau 12 tháng nuôi, khối lượng trung bình và chiều dài thân cá chép Tata đạt 1.670,5 ± 10,2g/con và 50,2 ± 7,1 cm/con, cá chép Szavas P3 đạt 1.565,5 ± 10,2 g/con và 49,3 ± 7,7 cm/con. Hệ số chuyển đổi thức ăn đối với cá Tata và Szavas P3 lần lượt là 2,0 và 1,9. Kết quả ấp trứng, ương, nuôi cho thấy cá chép Tata và chép Szavas P3 đã đảm bảo được các chỉ tiêu để làm vật liệu di truyền phục vụ công tác chọn giống cá chép mới.

    Tài liệu tham khảo

    Austin C.M., Pham A.T., Thai B.T. & Le Q.H. (2007a). Fish breeding practices and stock improvement strategies in Vietnam in relation to common carp. CARD 002/04 VIE project report. p. 112.

    Brzuska E. (2005). Artificial spawning of carp (Cyprinus carpioL.): differences between females of Polish strain 6 and Hungarian strain W treated with carp pituitary homogenate, Ovopel or Dagin. Aquaculture Research. 36: 1015-1025.

    Gal Denes (2016). A survey on the environmental impact of pond aquaculture in Hungary. Aquaculture International.

    Hulata G. (1995). A review of genetic improvement of the common carp (Cyprinus carpio L.) and other cyprinids by crossbreeding, hybridization and selection. Aquaculture Research. 129: 143-155.

    Karnai & Laura (2018). Outlooks and perspectives of the Common carp production. Roczniki Naukowe Stowarzyszenia Ekonomistów Rolnictwa i Agrobiznesu. XX(1): 64-71.

    Lê Thị Nam Thuận (2008). Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá chép (Cyprinus carpio) ở vùng hồ Phú Ninh tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 48: 161-169.

    Nguyen Cong Dan & Tran Mai Thien (2000). Family Selection of Common Carp (Cyprinus carpio) in Northern Vietnam. Paper is presented at the “Final meeting of Genetic Improvement of Carp Species in Asia” held in Wuxi, China.

    Nguyễn Công Thắng & Trần Mai Thiên (1992). Chọn lọc giống cá chép (Cyprinus carpio, L) tại Việt Nam (1988-1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Nguyen Huu Ninh., Ponzoni R.W., Nguyen N.H., Woolliams J.A., Taggart J.B. & McAndrew B. J. (2012). A comparison of communal and separate rearing of families in selective breeding of common carp (Cyprinus carpio): Responses to selection. Aquaculture. pp. 408-409, 152-159.

    Nielsen H., Ødega˚rd, J., Olesen I., Gjerde B., Ardo L. & Jeney Z. (2010). Genetic analysis of common carp (Cyprinus carpio) strains: Genetic parameters and heterosis for growth traits and survival. Aquaculture. 304: 14-21.

    Phạm Anh Tuấn (1986). Các dòng cá chép (Cyprinus carpio) ở Việt Nam. Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.

    Pham Anh Tuan, Le Quang Hung & Christopher M A. (2005). Comparative growth performance of Common carp strains in upland small scale aquaculture. Better Breeds of Common carp (Cyprinus carpio L.) for Small-scale Fish Farmers. CARD 002/04 VIE project report.

    Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng & Nguyễn Công Thắng (2000). Điều tra nghiên cứu hiện trạng và bảo vệ phục hồi một số loài cá hoang dã, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng. Báo cáo tổng kết đề tài - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.

    Phạm Mạnh Tưởng & Trần Mai Thiên (1979). Lai kinh tế cá chép. Báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 1972-1976. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.

    Trần Đức Trọng (1993). Nghiên cứu sự biến đổi hình thái của cá chép (Cyprinus carpio L) ở Việt Nam. Luận văn tiến sĩ. Đại học Khoa học Tự nhiên , Đại học Quốc gia Hà Nội. 138tr.

    Trần Mai Thiên (1996). Chọn giống cá Chép lai và lưu giữ nguồn gen thủy sản. Báo cáo đề tài cấp bộ - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I. 15tr.

    Tran Mai Thien (1993). A review of the fish breeding research and practices in Vietnam. In: Selective Breeding of Fishes in Asia and the United States-Proceedings of a Workshop in Hololulu. Hawaii.