Ngày nhận bài: 05-05-2021
Ngày duyệt đăng: 29-10-2021
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM BÓN VÀ VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM VÙNG RỄ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY VỪNG (Sesamum indicumL.)
Từ khóa
Cố định đạm, năng suất, phân đạm, vi khuẩn vùng rễ, vừng, sinh trưởng
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm bón và vi khuẩn cố định đạm vùng rễ đến sinh trưởng và năng suất cây vừng trồng trên đất phù sa không được bồi. Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn lần lặp lại. Trong đó, nhân tố thứ nhất gồm liều lượng phân đạm bón 0, 50, 75 và 100% so với khuyến cáo và nhân tố thứ hai là bổ sung các dòng vi khuẩnEnterobacter asburiaeAGVRB-07 và E. asburiaeAGVRB-28 gồm không bổ sung vi khuẩn, bổ sung dòng đơn vi khuẩn AGVRB-07, bổ sung dòng đơn vi khuẩn AGVRB-28 và hỗn hợp hai dòng vi khuẩn AGVRB-07 và AGVRB-28. Kết quả thí nghiệm cho thấy giảm lượng phân đạm dẫn đến giảm chiều cao cây, số lá trên cây, chiều dài lá, chiều rộng lá, số hoa trên cây, số quả trên cây, đường kính quả, số hàng trên quả và năng suất hạt. Tuy nhiên, bổ sung dòng đơn vi khuẩn vùng rễ cố định đạm AGVRB-07, AGVRB-28 hoặc hỗn hợp hai dòng vi khuẩn AGVRB-07 và AGVRB-28 dẫn đến tăng chiều cao cây, số quả trên cây và năng suất hạt. Bổ sung dòng đơn hay dòng hỗn hợp giúp giảm 25% phân đạm so với khuyến cáo, nhưng vẫn đảm bảo năng suất hạt vừng.
Tài liệu tham khảo
Amare M., Fisseha D. & Andreasen C. (2019). The effect of N and P fertilizers on yield and yield components of sesame (Sesamum indicumL.) in low-fertile soil of North-Western Ethiopia.Agriculture. 9(10): 227. https://doi.org/10.3390/agriculture9100227.
Andargie M., Vinas M., Rathgeb A., Möller E. & Karlovsky P. (2021). Lignans of sesame (Sesamum indicumL.): A comprehensive review.Molecules. 26(4): 883. https://doi.org/10.3390/molecules26040883.
Bùi Thị Mai Phụng, Huỳnh Công Khánh, Phạm Văn Toàn &Nguyễn Hữu Chiếm (2017). Đánh giá khối lượng bồi tích và thành phần dinh dưỡng của phù sa trong và ngoài đê bao khép kín tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học,Trường Đại học Cần Thơ.Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu.(1): 146-152.
Dworkin M. (2006). The Prokaryotes: Vol. 5: Proteobacteria: Alpha and Beta Subclasses. Springer Science & Business Media.
Fawzia M.G., El-Nasr T.A. & El-Sayed A.A. (2021). The effect of sesame intake on adult albino rat testis during sildenafil long-term administration. The Journal of Basic and Applied Zoology. 82(1): 1-7.
Ganjineh E., Babaii F., Mozafari A., Heydari M.M. & Naseri R. (2019). Effect of urea, compost, manure and bio-fertilizers on yield, percentage and composition of fatty acids of sesame seed oil (Sesamum indicumL.). Cellular and Molecular Biology. 65(5): 64-72.
Gebregergis Z., Sibhatu F.B. & Teame G. (2020). Optimizing N fertilizer use for sesame under rain fed and irrigation conditions. 2020100396. https://doi: 10.20944/preprints202010.0396.v1.
Kakhki S.F.F., Eskandari T.M., Daneshian J. & Anahid S. (2020). Two years of a field study on sesame growth and yield, nutrient uptake by PGP bacteria application and capsule type. Journal of Plant Nutrition. 43(14): 2117-2143.
Khuong N.Q., Kantachote D., Onthong J., Xuan L.N.T. & Sukhoom A. (2018). Enhancement of rice growth and yield in actual acid sulfate soils by potent acid-resistant Rhodopseudomonas palustrisstrains for producing safe rice. Plant and Soil. 429(1): 483-501.
Kumar S., Pandey P. & Maheshwari D.K. (2009). Reduction in dose of chemical fertilizers and growth enhancement of sesame (Sesamum indicumL.) with application of rhizospheric competent Pseudomonas aeruginosaLES4. European Journal of Soil Biology. 45(4): 334-340.
Lê Công Nhất Phương, Đỗ Bá Tân, Lâm Văn Thông, Nguyễn Hoàng Châu &Nguyễn Văn Khán (2020). Hiệu quả sử dụng phân đạm sinh học đến sinh trưởng và năng suất lúa (Oryza sativa L.) Trên nền đất phù sa bồi và phèn tiềm tàng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học,Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề Khoa học đất.56: 74 -81.
Lý Ngọc Thanh Xuân, Dương Văn Nhã, Trần Anh Thư &Ngô Ngọc Hưng (2012). Tính chất hóa học của đất phù sa trồng lúa ở vùng có đê bao tỉnh An Giang. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 13: 31-35.
Moran R. (1982). Formulae for determination of chlorophyllous pigments extracted with N, N-dimethylformamide.Plant physiology.69(6): 1376-1381.
Motaka G., Paramar D. & Patel J. (2016). Response of sesame (Sesamum indicumL.) to organic and inorganic sources of nitrogen in light textured soils of Semi Arid Bhal region. The bioscan.11(3): 1653-1658.
Nguyễn Bảo Vệ, Trần Thị Kim Ba, Nguyễn Thị Xuân Thu, Lê Vĩnh Thúc &Bùi Thị Cẩm Hường (2011). Giáo trình Cây công nghiệp ngắn ngày. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 205tr.
Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thái Lê, Trần Hoàng Em, Lâm Dư Mẩn, Trần Ngọc Hữu, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Chí Nhân&Lý Ngọc Thanh Xuân (2019). Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn có khả năng cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng cây trồng từ đất vùng rễ cây bắp lai. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 23:17-23.
Nguyễn Quốc Khương, Trần Ngọc Hữu, Lê Phước Toàn &Ngô Ngọc Hưng (2017). Khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất và hấp thu N, P, K, Ca, Mg của cây bắp lai trên đất phù sa được bồi và không được bồi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 15(5): 652-663.
Nguyễn Thị Bích Trân, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Thu Lang, Nguyễn Đoàn Quốc Duy &Nguyễn Quốc Khương (2020). Khảo sát hiện trạng canh tác mè đen trồng trên đất phù sa không bồi tại quận Thốt Nốt và Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 6(115): 74-79.
Park E., Loc H.H., Dung T.D., Yang X., Alcantara E., Merino E. & Son V.H. (2020). Dramatic decrease of flood frequency in the Mekong Delta due to river-bed mining and dyke construction. Science of the Total Environment, 138066. https://doi.org/10.1016/j.scitotenv.2020.138066.
Riaz U., Murtaza G., Anum W., Samreen T., Sarfraz M. & Nazir M.Z. (2021). Plant growth-promoting rhizobacteria (PGPR) as biofertilizers and biopesticides. In Microbiota and Biofertilizers.Springer, Cham.pp. 181-196.
Saint-Laurent D. & Arsenault-Boucher L. (2020). Properties of alluvial and non-alluvial soils in fragmented mixed deciduous forest patches in southern Québec, Canada. Catena. 184: 104254. https://doi.org/10.1016/j.catena.2019.104254.
Shakeri E., Modarres-Sanavy S.A.M., Amini Dehaghi M., Tabatabaei S.A. & Moradi-Ghahderijani M. (2016). Improvement of yield, yield components and oil quality in sesame (Sesamum indicum L.) by N-fixing bacteria fertilizers and urea. Archives of Agronomy and Soil Science. 62(4): 547-560.
Skudra I. & Ruza A. (2017). Effect of nitrogen and sulphur fertilization on chlorophyll content in winter wheat. Rural Sustainability Research.37(332): 29-37.
Trần Ngọc Hữu, Nguyễn Hồng Huế, Lê Vĩnh Thúc, Lê Tuấn &Nguyễn Quốc Khương (2021). Ảnh hưởng thời điểm xuống giống, thời điểm thu hoạch và hoạt chất sinh trưởng đến năng suất và chất lượng dầu trong hạt mè đen (Sesamum indicumL.) tại tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học,Trường Đại học Cần Thơ. 57(1B): 143-151.
Tulukcu E. & Baba K.T.D. (2019). The effect of microbial fertilization and phosphorus doses on the chlorophyll content of sesame (Sesamum indicumL.). Avrupa Bilim ve Teknoloji Dergisi. (16): 374-381.
Zenawi G. & Mizan A. (2019). Effect of nitrogen fertilization on the growth and seed yield of sesame (Sesamum indicumL.). International Journal of Agronomy. 2019. https://doi.org/10.1155/2019/5027254.