ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC NUÔI VÀ TỔ HỢP LAI TỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT CỦA GÀ THƯƠNG PHẨM HƯỚNG THỊT

Ngày nhận bài: 07-08-2021

Ngày duyệt đăng: 29-10-2021

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hạnh, H., & Xuân, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC NUÔI VÀ TỔ HỢP LAI TỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT CỦA GÀ THƯƠNG PHẨM HƯỚNG THỊT. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(12), 1608–1616. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/918

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC NUÔI VÀ TỔ HỢP LAI TỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT CỦA GÀ THƯƠNG PHẨM HƯỚNG THỊT

Hán Quang Hạnh (*) 1 , Nguyễn Thị Xuân 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Bán chăn thả, giàn đậu, phúc lợi gà thịt, tập tính gà thịt

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của hai phương thức nuôi và hai tổ hợp lai khác nhau tới chất lượng phúc lợi động vật của gà thương phẩm hướng thịt. Tổng số 132 con gà (Hồ Lương Phượng) và 146 con gà (Chọi Lương Phượng)được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh gồm 4 lô với 3 lần lặp lại: Lô 1 (gà Hồ Lương Phượng nuôi bán chăn thả có giàn đậu); Lô 2 (gà Chọi Lương Phượng nuôi bán chăn thả có giàn đậu); Lô 3 (gà Hồ Lương Phượng nuôi nhốt, không có giàn đậu); Lô 4 (gà Chọi Lương Phượng nuôi nhốt, không có giàn đậu). Các chỉ tiêu phúc lợi động vật về sức khỏe và tập tính của gà được quan sát bằng mắt thường và cho điểm theo hướng dẫn của Welfare Quality (2009). Phương thức nuôi bán chăn thả có bổ sung giàn đậu giúp cải thiện chất lượng phúc lợi về tổn thương lòng bàn chân, độ sạch bộ lông của gà (P<0,05)vàkích thích gà thể hiện các tập tính tự nhiên (30-45% ra sân chơi, 30-50% đậu giàn ban đêm tuần tuổi 9-13), nhưng chưa thấy sự sai khác về tập tính tiêu cực của gà. Tổ hợp lai không ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng phúc lợi động vật của gà. Người chăn nuôi nên áp dụng nuôi bán chăn thả nếu có sân chơi và bổ sung giàn đậu để nâng cao chất lượng phúc lợi cho gà thương phẩm hướng thịt.

    Tài liệu tham khảo

    Averós X. & Estevez I. (2018). Meta-analysis of the effects of intensive rearing environments on the performance and welfare of broiler chickens. Poultry science.97(11): 3767-3785.

    Bokkers E.A.M. & Koene P. (2003). Behaviour of fast- and slow growing broilers to 12 weeks of age and the physical consequences. Applied animal behaviour science.81(1): 59-72.

    Compassion in world farming (2021). Chickens farmed for meat[Online]. UK: Compassion in world farming. Retrieved from https://www.ciwf.org. uk/farm-animals/chickens/meat-chickens/ on 26 February 2021.

    Farm Animal Welfare Council (1979). Farm Animal Welfare Council Press Statement. In:Council, F. a. W. (ed.). British Government.

    Graml C., Waiblinger S. & Niebuhr K (2008). Validation of tests for on-farm assessment of the hen–human relationship in non-cage systems. Applied Animal Behaviour Science.111(3): 301-310.

    Hanh H.Q., Nguyen Thi X. & Vu Dinh T. (2019). Integration of animal welfare into assessment of broiler chicken production systems toward sustainable development in Vietnam. Livestock Research for Rural Development.31(5): Article #66. Retrieved August 9, 2021, from http://www.lrrd.org/lrrd31/5/hqhan31066.html.

    Hartcher K. M. & Lum H. K. (2020). Genetic selection of broilers and welfare consequences: a review. World's poultry science journal.76(1): 154-167.

    Havenstein G.B., Ferket P.R. & Qureshi M.A. (2003). Growth, livability, and feed conversion of 1957 versus 2001 broilers when fed representative 1957 and 2001 broiler diets. Poultry science.82(10): 1500-1508.

    Jones T.A., Stamp Dawkins M. & Donnelly C.A. (2004). Chicken welfare is influenced more by housing conditions than by stocking density. Nature.427(6972): 342-344.

    Kaukonen E., Norring M. & Valros A. (2017). Evaluating the effects of bedding materials and elevated platforms on contact dermatitis and plumage cleanliness of commercial broilers and on litter condition in broiler houses. British poultry science.58(5): 480-489.

    Kiyma Z., Küçükyýlmaz K. & Orojpour A. (2016). Effects of perch availability on performance, carcass characteristics, and footpad lesions in broilers. Archiv für Tierzucht.59(1): 19-25.

    Le Van N.F., Estevez I. & Stricklin W.R. (2000). Use of horizontal and angled perches by broiler chickens. Applied Animal Behaviour Science.65(4): 349-365.

    Norring M., Kaukonen E. & Valros A. (2016). The use of perches and platforms by broiler chickens. Applied animal behaviour science.184(Journal Article): 91-96.

    Nguyễn Công Oánh, Hán Quang Hạnh, Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Thị Phương & Vũ Đình Tôn (2020). Ảnh hưởng của đệm lót chuồng lên men vi sinh vật và giàn đậu đến một số chỉ tiêu phúc lợi động vật và khả năng sinh trưởng của gà thịt lông màu. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.18(10): 839-846.

    Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Đình Tiến, Hán Quang Hạnh & Vũ Đình Tôn (2020). Tình hình chăn nuôi và thực trạng phúc lợi động vật của gà tại tỉnh Hải Dương. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 255(3): 79-85.

    Robins A. & Phillips C.J.C. (2011). International approaches to the welfare of meat chickens. World's Poultry Science Journal. 67(2): 351-369.

    Rodriguez-Aurrekoetxea A., Leone E.H. & Estevez I. (2014). Environmental complexity and use of space in slow growing free range chickens. Applied Animal Behaviour Science.161(Journal Article): 86-94.

    Stadig L.M., Rodenburg T.B., Ampe B., Reubens B. & Tuyttens F.A.M. (2017). Effect of free-range access, shelter type and weather conditions on free-range use and welfare of slow-growing broiler chickens. Applied Animal Behaviour Science.192(Journal Article): 15-23.

    Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (2004). Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gà. Hà Nội, Viện Chăn nuôi.

    Ventura B.A., Siewerdt F. & Estevez I. (2010). Effects of barrier perches and density on broiler leg health, fear, and performance. Poultry science.89(8): 1574-1583.

    Ventura B.A., Siewerdt F. & Estevez I. (2012). Access to barrier perches improves behavior repertoire in broilers. PloS one.7(1): e29826-e29826.

    Welfare Quality (2009). Welfare Quality assessment protocol for poultry (broilers, laying hens). In:Welfare Quality Consortium (ed.). Lelystad, Netherlands.

    Zuidhof M.J., Schneider B.L., Carney V.L., Korver D.R. & Robinson F.E. (2014). Growth, efficiency, and yield of commercial broilers from 1957, 1978, and 2005. Poultry science.93(12): 2970-2982.