Ngày nhận bài: 08-03-2021
Ngày duyệt đăng: 16-06-2021
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG TRONG NHÂN GIỐNG IN VITROCÂY ĐỊA LIỀN (Kaempferia galangaL.)
Từ khóa
Địa liền, Kaempferia galanga L., nhân giống in vitro, cây dược liệu
Tóm tắt
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến quá trình nhân nhanh in vitrocây dược liệu Địa liền (Kaempferia galanga L.), một cây dược liệu có giá trịở Việt Nam. Để tạo vật liệu khởi đầu, chồi mầm từ thân củ có kích thước 2-3cm được khử trùng bề mặt bằng dung dịch thủy ngân clorua (HgCl2) 0,1% trong 10 phút. Để tìm được môi trường nhân nhanh tối ưu, nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của BA, Kinetin, tổ hợp BA và NAA hoặc IAA đến sự nhân nhanh chồi Địa liền in vitro. Môi trường tối ưu để nhân nhanh chồi Địa liền là môi trường MS bổ sung tổ hợp 2 mg/l BA và 0,5 mg/l NAA. Hệ số nhân chồi đạt 5,03 chồi/mẫu cấy sau 4 tuần nuôi cấy. Chồi in vitrocó thân lá và rễ phát triển tốt. Sau 5 chu kỳ nhân nhanh liên tiếp, hệ số nhân chồi vẫn được duy trì và không xuất hiện hình thái bất thường. Môi trường tối ưu đề xuất trong nghiên cứu này có thể được sử dụng trong nuôi cấy mô để nhân giống và bảo tồn các kiểu gen cây Địa liền thu thập ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Chithra M., Martin K.P., Sunandakumari C. & Madhusoodanan P.V. (2005). Protocol for rapid propagation, and to overcome delayed rhizome formation in field established in vitroderived plantlets of Kaempferia galangaL. Scientia Horticulturae.104(1): 113-120.
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Kim Mãn & Đoàn Thị Nhu (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (1). Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. tr. 782-785.
Kumar A. (2020). Phytochemistry, pharmacological activities and uses of traditional medicinal plant Kaempferia galangaL. – An overview. Journal of Ethnopharmacology.253: 112667.
Murashige T. & Skoog F. (1962). A Revised Medium for Rapid Growth and Bio Assays with Tobacco Tissue Cultures. Physiologia Plantarum.15(3): 473-497.
Parida R., Mohanty S., Kuanar D. & Nayak S. (2010). Rapid multiplication and in vitro production of leaf biomass in Kaempferia galangathrough tissue culture. Electronic Journal of Biotechnology. 13.
Rahman M.M., Amin M.N., Ahamed T., Ahmad S., Habib A., Ahmed R., Ahmed M.B. & Ali M.R. (2005).In vitrorapid propagation of black thorn (Kaempferia galangaL.): A rare medicinal and aromatic plant of Bangladesh. Journal of Biological Sciences.5: 300-304.
Shetu H., Trisha K., Sikta S., Anwar R., Rashed S.S., Rashed B. & Dash P. (2018). Pharmacological importance of Kaempferia galanga(Zingiberaceae): A mini review. International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences.3: 32-39.
Shirin F., Kumar S. & Mishra Y. (2000). In vitroplantlet production system for Kaempferia galanga, a rare Indian medicinal herb. Plant Cell, Tissue and Organ Culture.63(3): 193-197.
Yao F., Huang Y., Wang Y. & He X. (2018). Anti-inflammatory diarylheptanoids and phenolics from the rhizomes of kencur (Kaempferia galangaL.). Industrial Crops and Products.125: 454-461.