NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔI TRƯỜNG NUÔI THÀNH THỤC TRỨNG LỢN IN VITROPHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 22-05-2020

Ngày duyệt đăng: 21-06-2020

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Lành, Đỗ, Chi, H., Anh, N., Nhung, N., Kikuchi, K., Otoi, T., … Long, S. (2024). NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔI TRƯỜNG NUÔI THÀNH THỤC TRỨNG LỢN IN VITROPHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(7), 504–509. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/686

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔI TRƯỜNG NUÔI THÀNH THỤC TRỨNG LỢN IN VITROPHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Đỗ Thị Kim Lành (*) 1 , Hoàng Thị Kim Chi 1 , Nguyễn Thị Ngọc Anh 1 , Nguyễn Thị Hồng Nhung 1 , Kazuhiro Kikuchi 2 , Takeshige Otoi 3 , Nguyễn Thị Thu Trang 4 , Sử Thanh Long 1

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Viện nghiên cứu NARO, Nhật Bản
  • 3 Đại học Tokushima, Nhật Bản
  • 4 Khoa Thú y, Đại học Lâm nghiệp, Việt Nam
  • Từ khóa

    Trứng lợn, thành thục, hormone

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tỷ lệ thành thục của trứng lợn nuôi trong các điều kiện môi trường khác nhau để lựa chọn môi trường nuôi trứng hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp điều kiện Việt Nam. Tế bào trứng lợn được nuôi trong môi trường porcine oocyte maturation (POM) hoặc môi trường tissue culture media 199 (TCM199), so sánh nguồn nước pha môi trường từ nước tinh khiết (Sigma) và nước khử ion sản xuất tại phòng thí nghiệm (MQW), so sánh hiệu quả bổ sung hormone trong quá trình nuôi trứng. Kết quả cho thấytỷ lệ thành thục của trứng lợn nuôi trưởng thành trong môi trường POM (73,45± 2,61%) cao hơn đáng kể so với tỷ lệ thành thục của trứng lợn nuôi trong môi trường TCM199 (58,84± 2,49). Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thành thục của trứng lợn nuôi trong môi trường POM pha từ nước Sigma (87,16± 4,74%) hay nước khử ion (83,20± 6,93%). Bổ sung hormone trong 22 giờ đầu của quá trình IVM cho tỷ lệ thành thục cao hơn đáng kể so với bổ sung hormone trong suốt quá trình nuôi trứng (90,88± 2,33% và 84,93± 2,78%). Như vậy, sử dụng nước khử ion để pha môi trường POM nuôi trứng lợn in vitrovà bổ sung hormone trong 22 giờ đầu nuôi cấy có hiệu quả cao trong nâng cao tỷ lệ thành thục nhân cũng như tiết kiệm chi phí nghiên cứu.

    Tài liệu tham khảo

    Critser J.K., Laughlin M.H., Prather R.S. & Riley L.K. (2009). Proceedings of the Conference on Swine in biomedical research. ILAR Journal. 50: 89-94.

    Hatirnaz Å., Ata B., Saynur H.E., DahanM.H., Tannus S., Tan J.&Tan S.L. (2018). Oocyte in vitromaturation: A sytematic review. Turkish journal of obstetrics and gynecology J2.Turk J Obstet Gynecol.2: 112-125

    Luo Y., Lin L., Bolund L., Jensen T.G.&Sorensen C.B. (2012). Genetically modified pigs for biomedical research. Inherit Metab Dis. 35: 695-713.

    Margot Alves Nunes Dode, Charles Graves (2001). Influence of hormones and follicular fluid on maturation of pig oocytes. Ciênca Rural, Santa Maria. 31(1): 99-104.

    Pan D., Zhang L., ZhouY., Feng C., Long C.,Liu X.& Chen, H. (2010).

    Prather R.S., Lorson M., Ross J.W., Whyte J.J.&Walters E. (2013). Genetically Engineered Pig Models for Human Diseases. Annu. Rev. Anim. Biosci. 1: 203-219.

    Ramsoondar J., Vaught T., Ball S., Mendicino M., Monahan J., Jobst P.,. . . Ayares D. (2009). Production of transgenic pigs that express porcine endogenous retrovirus interfering RNAs. Xenotransplantation.16:164-180. https://doi.org/10.1111/j.1399-3089.2009.00525.

    Takahagi Y., Fujimura T., Miyagawa S., Nagashima H., ShigehisaT., Shirakura R. & Murakami H. (2005). Production of alpha1,3-galactosyltransferase gene knockout pigs expressing both humandecay-accelerating factor and N-acetylglucosaminyltransferase III.Molecular Reproduction and Development. 71: 331-338.

    Tanihara F., Takemoto T., Kitagawa E., Rao S., Do L. T., Onishi A.&Otoi T. (2016). Somatic cell reprogramming-free generation of genetically modified pigs. Science Advances.2:e1600803. https://doi.org/10.1126/sciadv.1600803.

    Wang W.H., AbeydeeraL.R., Cantley T.C. &Day B.N. (1997).Effects of Oocyte maturation media on development of pig embryos produced by in vitrofertilization. Journal of Reproductionand Fertility. 111 : 101-108.

    YoshiokaK., SuzukiC. & OnishiA. (2008). Defined System for In VitroProduction of Porcine Embryos Using a Single Basic Medium. Journal of Reproduction and Development.54: 208-213.

    Yuan Y.&Krisher R.L.(2011). In vitromaturation (IVM) of porcine oocytes. Methods Mol Biol.825:183-98