SỰ HIỆN DIỆN CỦA PORCINE PARVOVIRUS 1 (PPV1) Ở LỢN NUÔI TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN

Ngày nhận bài: 19-05-2020

Ngày duyệt đăng: 24-06-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Giáp, N., Ngân, M., Trường, L., Ngọc, V., Hiểu, V., Chung, T., … Lệ, H. (2024). SỰ HIỆN DIỆN CỦA PORCINE PARVOVIRUS 1 (PPV1) Ở LỢN NUÔI TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(7), 495–503. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/685

SỰ HIỆN DIỆN CỦA PORCINE PARVOVIRUS 1 (PPV1) Ở LỢN NUÔI TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN

Nguyễn Văn Giáp (*) 1 , Mai Thị Ngân 1 , Lê Văn Trường 1 , Vũ Thị Ngọc 1 , Võ Văn Hiểu 1 , Tạ Thị Kim Chung 1 , Vũ Đức Hạnh 1 , Huỳnh Thị Mỹ Lệ 1

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Porcine Parvovirus 1, phát hiện virus, đặc điểm sinh học phân tử

    Tóm tắt


    Porcine Parvovirus (PPV1) là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn sinh sản ở lợn nái và là một yếu tố kích hoạt trong cơ chế sinh bệnh của Porcine circovirus type 2. Ở Việt Nam, sự hiện diện và vai trò gây rối loạn sinh sản của PPV1 đã được chứng minh, nhưng vẫn còn ít công bố về PPV1. Nghiên cứu này đã tìm hiểu sự có mặt của PPV1 ở nhóm lợn giai đoạn nuôi thịt tại Hà Nội và vùng phụ cận bằng phản ứng huyết thanh học, PCR và phân tích trình tự gen. Kết quả cho thấy 88,2% (60/68) mẫu huyết thanh có kháng thể kháng PPV1, với 18/60 mẫu có kháng thể ở mức cao (HI >1/512). Hiện tượng virus huyết khá phổ biến khi phát hiện được ở 10/18 mẫu, với đặc điểm không phụ thuộc vào hàm lượng kháng thể kháng PPV1. Kết quả giải mã một phần gen NS1 cho biết 10 chủng PPV1 của Việt Nam thuộc nhóm di truyền 1. Cùng với các nghiên cứu khác, kết quả này cho thấy sự lưu hành của PPV1 ở lợn nuôi tại Việt Nam.

    Tài liệu tham khảo

    Bergeron J., Menezes J. & Tijssen P. (1993). Genomic organization and mapping of transcription and translation products of the NADL-2 strain of porcine parvovirus. Virology. 197(1): 86-98.

    Cadar D., Dan A., Tombacz K., Lorincz M., Kiss T., Becskei Z., Spinu M., Tuboly T. & Csagola A. (2012). Phylogeny and evolutionary genetics of porcine parvovirus in wild boars. Infection, Genetics and Evolution. 12(6): 1163-1171.

    Chung H.C., Nguyen V.G., Huynh T.M., Park Y.H., Park K.T. & Park B.K. (2020). PCR-based detection and genetic characterization of porcine parvoviruses in South Korea in 2018. BMC Veterinary Research. 16(1): 113.

    Cục Thú y (2019). Danh mục thuốc thú y đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam (phụ lục 1A, 1B). Truy cập từ http://cucthuy.gov.vn/Pages/danh-muc-thuoc-thu-y-da-duoc-cap-giay-chung-nhan-luu-hanh-tai-viet-nam-.aspx, ngày 31/12/2019.

    Dias A.S., Gerber P.F., Araujo A.S., Auler P.A., Gallinari G.C. & Lobato Z.I.P. (2013). Lack of antibody protection against Porcine circovirus 2 and Porcine parvovirus in naturally infected dams and their offspring. Research in Veterinary Science. 94(2): 341-345.

    Ellis J.A., Bratanich A., Clark E.G., Allan G., Meehan B., Haines D.M., Harding J., West K.H., Krakowka S., Konoby C., Hassard L., Martin K. & Mcneilly F. (2000). Coinfection by porcine circoviruses and porcine parvovirus in pigs with naturally acquired postweaning multisystemic wasting syndrome. Journal of Veterinary Diagnostic Investigation. 12(1): 21-27.

    Hao X., Lu Z., Sun P., Fu Y., Cao Y., Li P., Bai X., Bao H., Xie B., Chen Y., Li D. & Liu Z. (2011). Phylogenetic analysis of porcine parvoviruses from swine samples in China. Virology Journal. 8: 320.

    Hồ Đình Chúc, Nguyễn Thị Phương Đông & Trần Duy Khanh (1995). Tình hình hội chứng rồi loạn sinh sản của lợn nái ở Thái Bình. Tạp chí Thú y. 1: 1-4.

    Joo H.S., Donaldson-Wood C.R. & Johnson R.H. (1976). A standardised haemagglutination inhibition test for porcine parvovirus antibody. Australian Veterinary Journal. 52(9): 422-424.

    Lemoine F., Domelevo Entfellner J. B., Wilkinson E., Correia D., Davila Felipe M., De Oliveira T. & Gascuel O. (2018). Renewing Felsenstein's phylogenetic bootstrap in the era of big data. Nature. 556(7702): 452-456.

    Letunic I. & Bork P. (2019). Interactive Tree of Life (iTOL) v4: recent updates and new developments. Nucleic Acids Research. 47(W1): W256-W259.

    Lole K.S., Bollinger R.C., Paranjape R.S., Gadkari D., Kulkarni, S.S., Novak N.G., Ingersoll R., Sheppard H.W. & Ray S.C. (1999). Full-length human immunodeficiency virus type 1 genomes from subtype C-infected seroconverters in India, with evidence of intersubtype recombination. Journal of Virology. 73(1): 152-160.

    Mayr A., Bachmann P.A., Siegl G., Mahnel H. & Sheffy B.E. (1968). Characterization of a small porcine DNA virus. Arch Gesamte Virusforsch. 25(1): 38-51.

    Meszaros I., Olasz F., Csagola A., Tijssen P. & Zadori Z. (2017). Biology of Porcine Parvovirus (Ungulate parvovirus 1). Viruses. 9(12): 393.

    Nguyen L.T., Schmidt H.A., Von Haeseler A. & Minh B.Q. (2015). IQ-TREE: a fast and effective stochastic algorithm for estimating maximum-likelihood phylogenies. Molecular Biology and Evolution. 32(1): 268-274.

    Nguyen Tran Trung, Tran Quoc Dung, Dinh Thi Ngoc Thuy, Vu Thi Tien, Do Vo Anh Khoa & Nguyen Thi Dieu Thuy (2019). Detection of porcine parvovirus (PPV) in pigs in central provinces of Viet Nam. Journal of Animal Husbandry Sciences and Technics. 249: 110-115.

    Oh W.T., Kim R.Y., Nguyen V.G., Chung H.C. & Park B.K. (2017). Perspectives on the evolution of porcine parvovirus. Viruses. 9(8): 196.

    Oravainen J., Heinonen M., Tast A., Virolainen J. & Peltoniemi O. (2005). High porcine parvovirus antibodies in sow herds: prevalence and associated factors. Reproduction in Domestic Animals. 40(1): 57-61.

    Pozzi P.S. & Alborali G.L. (2012). Reproductive diseases in sows (Sus scrofa domestica): a review. Israel Journal of Veterinary Medicine. 67(1): 24-33.

    Ranz A.I., Manclus J.J., Diaz-Aroca E. & Casal J.I. (1989). Porcine parvovirus: DNA sequence and genome organization. Journal of General Virology. 70 (Pt 10): 2541-2553.

    Ren X., Tao Y., Cui J., Suo S., Cong Y. & Tijssen P. (2013). Phylogeny and evolution of porcine parvovirus. Virus Research. 178(2): 392-397.

    Saekhow P. & Ikeda H. (2015). Prevalence and genomic characterization of porcine parvoviruses detected in Chiangmai area of Thailand in 2011. Microbiology and Immunology. 59(2): 82-88.

    Stojanac N., Gagrčin M., Stevančević O., Stančić I. & Potkonjak A. (2012). Passive and active immunity against parvovirus infection in piglets. African Journal of Biotechnology. 11(30): 7771-7774.

    Streck A., Gava D., Souza C., Gonçalves K., Bortolozzo F., Wentz I. & Canal C. (2011). Presence of porcine parvovirus in sera from pigs is independent of antibody titers. Berl Munch Tierarztl Wochenschr. 124: 242-246.

    Xing X., Zhou H., Tong L., Chen Y., Sun Y., Wang H. & Zhang G. (2018). First identification of porcine parvovirus 7 in China. Archives of Virology. 163(1): 209-213.

    Xu X.G., Chen G.D., Huang Y., Ding L., Li Z.C., Chang C.D., Wang C.Y., Tong D.W. & Liu H.J. (2012). Development of multiplex PCR for simultaneous detection of six swine DNA and RNA viruses. Journal of Virological Methods. 183(1): 69-74.