Ngày nhận bài: 08-07-2019
Ngày duyệt đăng: 29-08-2019
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ DÂY (Ampelopsis cantoniensis(Hook. & Arn.) Planch)TẠI XÃ TƯ, HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
Từ khóa
Chè dây, thực trạng sản xuất, Quảng Nam, xã Tư
Tóm tắt
Mục tiêucủanghiên cứu này là làm rõ thực trạng sản xuất,điều kiện tự nhiên, đặc điểm thực vật học, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cây chè dây ở xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Các thông tin trên được thu thập, xử lý và đánh giá thông qua số liệu thứ cấp và sơ cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chè dây được trồng chủ yếu vào vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10 với mật độ 20.000 cây/ha. Sau trồng 6-8 tháng chè dây có thể thu hoạch lần đầu. Chè dây thu hái từ 1 lần/tháng, mỗi năm thu hái 9-10 tháng, năng suất chè dây khô khoảng là 6,0 tấn/ha/năm. Để cây chè dây trở thành cây chủ lực của địa phương thì cần phải hoàn thiện kỹ thuật sản xuất và chế biến thương phẩm từ cây chè dây. Bên cạnh đó, tổ hợp tác sản xuất chè dây và cơ quan chính quyền địa phương phải đẩy mạnh sản xuất chè dây quy mô lớn, giám sát chất lượng, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.
Tài liệu tham khảo
Công thông tin điện tử huyện Đông Giang (2019). Điều kiện tự nhiên.Truy cập từ http://donggiang.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=351, ngày03/07/2019.
Nguyễn Duy Thuần,Nguyễn Tập, Nguyễn Quốc Luật, Phạm Văn Thanh, Nguyễn Thượng Đông, Bùi Thị Bằng, Pham Thanh Kỳ, Nguyễn Minh Châu & Chu Thị Ngộ (2004). Báo cáo kết quả đề tài KC.10.07 (2000 - 2004) “Đánh giá và nghiên cứu, đề xuất giải pháp đồng bộ để sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam”.Viện Dược liệu, Bộ Y tế.
Nguyễn Hồ Lam (2017). Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Quảng Nam “Nghiên cứu, phát triển và chế biến sản phẩm cây chè dây (Ra Zéh) trên địa bàn xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam”. Thời gian thực hiện: 9/2017-8/2020.
Nguyễn Thế Cường & Vũ Xuân Phương (2004). Bổ sung một số loài thuộc chi Song nho -AmpelopsisMich. (họ Vitaceae Juss.) cho hệ thực vật Việt Nam. Tạp chí sinh học.26(4a) (đặc san nghiên cứu về thực vật):49-50.
Phạm Thanh Kỳ,Nguyễn Thị Lai, Nguyễn Huy Văn, Đào Đình Khoa, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Ngọc Chiến, Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Kim Trung, Phan Quốc Hoàn, Nguyễn Khánh Trạch, Mai Minh Huệ& Nguyễn Trường Sơn (2001). Nghiên cứu quy trình sản xuất ampelop từ chè dây (Ampelopsis cantoniensisPlanch. Vitaceae) để điều trị viêm loét dạ dày-hành tá tràng và tiếp tục đánh giá tác dụng lâm sàng của thuốc. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Bộ Y tế.
Phùng Thị Vinh (1995). Nghiên cứu về thành phần hoá học và tác dụng sinh học cây chè dây. Luận án phó tiến sĩDược học. Trường Đại học Dược Hà Nội.
Sa Nhật Tâm (2001). Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học cây chè dây, phục vụ cho công tác bảo tồn. Luận văn cử nhân sinh học. Trường Đại học KHTN, ĐHQGHà Nội.
The Plant List (2012). Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch. Truy cập từ http://www.theplantlist.org/tpl1.1/record/kew-2634478,ngày 5/8/2019.
Thông tư 14/2009/TT-BYT (2009). Hướng dẫn triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theokhuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Bộ Y tế.
UBND tỉnh Quảng Nam (2018). Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 22/5/2018. Quyết định Phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”.
UBND xã Tư (2015). Đề án phát triển cây chè dây trên địa bàn xã Tư giai đoạn 2015-2020.
Viện Dược liệu (2013). Danh mục cây thuốc mọc tự nhiên đang được khai thác sử dụng phổ biến ở Việt Nam (tài liệu cập nhật hàng năm, lưu hành nội bộ).
Võ Văn Chi (1997). Từ điển Cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, thành phốHồ Chí Minh.
Vũ Nam (1996). Nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét dạ dày -hành tá tràng trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh. Luận án Tiến sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội.