Ngày nhận bài: 14-03-2019
Ngày duyệt đăng: 10-06-2019
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH CARÊTRÊN CHÓ TẠI HÀ NỘI
Từ khóa
Bệnh Carê, bệnh sài sốt, chó, đặc điểm dịch tễ, Hà Nội
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm xác định sự lưu hành của bệnh Carê ở khu vực nội thành Hà Nội làm cơ sở khoa học cho việc phòng trị bệnh. Khảo sát được tiến hành trên 18.244 con chó được mang đến khám tại một số phòng khám thú y thuộc hệ thống Bệnh viện thú cảnh Hanvet và một số phòng khám thú y, bệnh viện thú y lớn tại Hà Nội trong thời gian từ 2013-2018. Chẩn đoán lâm sàng dựa trên các biểu hiện đặc trưng của bệnh. Chó được lập bệnh án theo dõi và điều trị,đồng thời lấy mẫu chẩn đoán nhanhbệnh Carê bằng test CDV Ag.Kết quả nghiên cứu cho thấy có 575 chó mắc Carê, chiếm tỷ lệ 3,15% trên 14 giống chó nội và nhập ngoại phổ biến hiện nay với các triệu chứng đặc trưng ở đường tiêu hoá, đường hô hấp và dấu hiệu thần kinh. Trong đó, giống chó Mông cộc có tỷ lệ mắc Carêcao nhất (6,32%), tiếp đến là chó Becgie (5,56%), Corgi (4,28%), Alaska (4,27%). Giống Rottweiler có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (1,62%). Bệnh Carê trên chó khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ điều trị thành công qua các năm (P <0,05). Tỷ lệ mắc Carêcao nhất ở chó từ 2-6 tháng tuổi (60,35%), tiếp đến là chó trên 6 đến 12 tháng tuổi (15,13%); chó dưới 2 tháng tuổi (12,35%) và thấp nhất ở chó trên 12 tháng tuổi (12,17%). Mùa đông, tỷ lệ chó mắc Carêcao nhất (39,13%), sau đó đến mùa xuân (35,82%), thấp nhất là mùa thu (11,83%).Tỷ lệ chó mắc Carê theo lứa tuổi và theo mùa trong năm khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05).
Tài liệu tham khảo
Appel M.J.& Summer B.A.(1995).Pathologennicity of mobillivirusses for terrestrial carnivores. Vet Microbiol. 44(2-4): 187-191.
Appel M.J., Summer B.A.&Montali R.J. (2001).Canine distemper viral infections in terrestrial carnivores. In. Dodet B., Vicari M., eds. Emerging diseases: Emergence and control of zoonotic orthor- and paramyxovirus diseases. Symposium proceedings 13-15 December 2000, Les Pensieres, Veyrier-du-Lac, France. John Libbey Eurotex, Montrouge. pp. 149-160.
Appel M.J., Yates R.A., Foley G.L., Bernstein J.J., Santinelli S., Spelman L.H., Miller L.D., Arp L.H., Anderson M., Barr M., Susan K.P.&Brian S.A.(1994). Canine distemper epizootic in lions, tigers, and leopards in North America. J. Vet. Diagn. Invest. 6: 277-288.
Blixenkrone-Moller M., SvanssonV., Have P., Orvell C., Appel M.J., Pedersen I.R., Dietz H.H.&Henriksen P.(1993).Studies on manifestations of canine distemper virus infection in an urban population.Vet Microbiol. 37(1-2): 163-173.
Frisk A.L., König M., Moritz A.&Baumgärtner W.(1999).Detection of canine distemper virus nucleoprotein RNA by reverse transcription-PCR using serum, whole blood, and cerebrospinal fluid from dogs with distemper. J Clin Microbiol. 37(11): 3634-3643.
Gilbert M., Soutyrina S.V., Seryodkin I.V., Sulikhan N., Uphyrkina O.V., Goncharuk M., Matthews L., Cleaveland S.& Miquelle D.G. (2015).Canine distemper virus as a threat to wild tigers in Russia and across their range. Integr Zool. 10(4): 329-343.
Greene C.E.& Vandervelde M. (2013). Canine distemper. In:Greene CE, editor. Infectious diseases of the dog and cat. 4thed. Sauders, St Louis. pp. 25-42.
Gorham J.R. (1966). The epizootiology of distemper. Journal of the American Veterinary Medical Association. 149(5): 410-422.
Hồ Đình Chúc (1993).Bệnh Carê trên đàn chó ở Việt Nam và kinh nghiệm điều trị. Công trình nghiên cứu, Hội Thú y Việt Nam.
Kai C., Ochikuba F., Okita M., Linuma T., Mikami T., Kobune F. & Yamanouchi K. (1993). Use ofB95a cells for isolation of canine distemper virus from clinical cases. J Vet Med Sci. 55(6): 1067-1070.
Krakowka S.&Koestner A. (1976). Age-related susceptibility to infection with Canine Distemper Virus in gnotobiotic dogs. J Infect Dis. 134: 629-632.
Lan N.T., Yamaguchi R., Furuya Y., Inomata A., Ngamkala S., Noganobu K., Kai K., Mochizuki M., Kobayashi Y., Uchida K.&Tetayama S. (2005). Pathogenesis and phylogenetic analyses of canine distemper virus strain 007Lm, a new isolate in dogs. Vet Microbiol. 110(3-4): 197-207.
Lan N.T., Yamaguchi R., Inomata A., Furuya Y., Uchida K., Sugano S.&Tetayama S. (2006). Comparative analyses of canine distemper viral isolates from clinical cases of canine distemper in vaccinated dogs. Vet Microbiol. 115(1-3): 32-42.
Lan N.T., Yamaguchi R., Kien T.T., Hirai T., Hidaka Y.&Nam N.H. (2009).First isolation and characterization of canine distemper virus in Vietnam with the immunohistochemical examination of the dog. J Vet Med Sci. 71(2): 155-162.
Merchant K.A. (2005). Veterinary Bacteriology-Seventh Edition.
Nguyễn Thị Lan&Trần Trung Kiên (2010). Nghiên cứu bệnh Carê trên chó vùng Hà Nội bằng phương pháp giải phẫu bệnh lý và mô hóa miễn dịch.Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 17(2): 14-18.
Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Hữu Nam& Nguyễn Thị Huyên (2012). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của virut gây bệnh Carê phân lập trên đàn chó nuôi ở Hà Nội.Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 19(4): 7-13.
Trần Thanh Phong (1996). Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó. Tủ sách Trường đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, tr. 54-68.
Nguyễn Văn Thanh (2012). Giáo trình Bệnh chó mèo. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Vĩnh Phước (1978). Bệnh truyền nhiễm gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Shin Y., Mori T., Okita M., Gemma T., Kai C.&Mikami T.(1995). Detection of canine distemper virus nucleocapsid protein gene in canine peripheral blood mononuclear cells. J Vet Med Sci. 57(3): 439-445.
Sykes J.E. (2013).Canine distemper virus infection. In: Canine and feline infectious diseases. Saunders, St Louis. pp.152-165.
Tô Du & Xuân Giao (2006). Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng trị bệnh thường gặp. Nhà xuất bản Lao động xã hội.
Vương Đức Chất & Lê Thị Tài (2004). Bệnh ở chó mèo và cách phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Wyllie S.E., Kelman M.& Ward M.P. (2016). Epidemiology and clinical presentation of canine distemper disease in dogs and ferrets in Australia, 2006-2014.Australian Veterinary Journal. 94(7): 215-222.