CHỌN LỌC VẬT LIỆU CÓ TÍNH TRẠNG VỎ HẠT MỎNG PHỤC VỤ TẠO GIỐNG NGÔ NẾP ĂN TƯƠI CHẤT LƯỢNG CAO

Ngày nhận bài: 19-02-2013

Ngày duyệt đăng: 22-04-2013

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hà, T., Ngát, N., Hà, N., Loan, D., Hạnh, V., & Liết, V. (2024). CHỌN LỌC VẬT LIỆU CÓ TÍNH TRẠNG VỎ HẠT MỎNG PHỤC VỤ TẠO GIỐNG NGÔ NẾP ĂN TƯƠI CHẤT LƯỢNG CAO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(2), 135–144. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/47

CHỌN LỌC VẬT LIỆU CÓ TÍNH TRẠNG VỎ HẠT MỎNG PHỤC VỤ TẠO GIỐNG NGÔ NẾP ĂN TƯƠI CHẤT LƯỢNG CAO

Trần Thị Thanh Hà (*) 1 , Nguyễn Thị Hồng Ngát 1 , Nguyễn Văn Hà 1 , Dương Thị Loan 1 , Vũ Thị Bích Hạnh 1 , Vũ Văn Liết 1

  • 1 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Ăn tươi, chất lượng, ngô nếp, vỏ mỏng

    Tóm tắt


    Ngô nếp ăn tươi phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Chọn lọc vỏ hạt mỏng để nâng cao độ mềm trong chọn tạo giống ngô nếp ăn tươi đang được các nhà tạo giống quan tâm. Nghiên cứu đã đánh giá 48 dòng, giống ngô nếp địa phương để nhận biết nguồn vật liệu di truyền có tính trạng vỏ hạt mỏng phục vụ chọn tạo giống ngô nếp chất lượng cao. Thí nghiệm đồng ruộng thực hiện trong vụ thu đông năm 2012 tại Gia Lâm, Hà Nội với 2 lần lặp lại đã xác định 48 dòng, giống có các đặc điểm nông sinh học như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, màu sắc hạt và các đặc điểm khác phù hợp với chọn tạo giống ngô nếp. Độ dày vỏ hạt của 48 dòng giống được đo bằng vi trắc kế và đã xác định được các dòng, giống có độ dày vỏ hạt biến động từ 51 đến 118 µm, trong đó có 6 dòng, giống có độ dày vỏ hạt phù hợp theo nghiên cứu của Eunsou Choe 2010 là D27, D14, D22, D34, D35 và D36, trong đó D27 độ dày vỏ hạt là 51,6 µm. Sử dụng marker phân tử SSR nhận biết được 28 mẫu có chứa QTL điều khiển tính trạng vỏ hạt mỏng. Trên cơ sở đánh giá kiểu hình và marker phân tử, đã chọn ra được 6 dòng, giống ưu tú nhất là D14, D22, D27, D47, D36 và D44 có đặc điểm nông sinh học và vỏ hạt mỏng phù hợp để khuyến cáo cho chương trình chọn tạo giống ngô nếp ăn tươi chất lượng cao ở Việt Nam.

    Tài liệu tham khảo

    Eunsoo Choe, (2010). Marker assisted selection and breeding for desirable thiner pericarp thickness and ear traits in fresh market waxy corn germplasm, Doctoral thesis in the Graduate College of the University of Illinois at Urbana-Champaign.

    Ito, G. M. Brewbaker, J. L. (1981). Genetic advance through mass selection for tenderness in sweet corn. Journal of the American Society for Horticultural Science. 106(4): 496-499.

    Kobayashi, N. Horikoshi, T. Katsuyama, H. Handa, T. and Takayanagi, K. (1998). A simple and efficient DNA extraction method for plants, especially woody plants. Plant Tissue Culture and Biotechnology, 4(2): 76-80.

    K. Lertrat, N. Thongnarin, (2006). Novel approach to eating quality improvement in local waxy corn: improvement of sweet taste in local waxy corn variety with mixed kernels from super sweet corn. ISHS Acta Horticulturae 769: XXVII International Horticultural Congress - IHC2006: International Symposium on Asian Plants with Unique Horticultural Potential.

    Longjiang Fan, Liyan Quan, Xiaodong Leng, Xingyi Guo, Weiming Hu, Songlin Ruan, Huasheng Ma, Mengqian Zeng (2008). Molecular evidence for post-domestication selection in the Waxy gene of Chinese waxy maize, Springer Science Business Media B.V., Mol Breeding, 22:329-338.

    M.J.Wolf, Irene M. Cull, J.L. Helm, and M.S. Zuber, (1969). Measuring Thickness of Excised Mature Corn Pericarp, Agronomy Journal, 61: 777-779.

    Mahomed, A. A., R. B. Ashman, A. W. Kirleis (1993). Pericarp thickness and kernel physical characteristics related to microwave popping quality of popcorn. Journal of Food Science. 58: 342-346.

    Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006). Giống ngô-quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng, Maize Varieties-Procedure to conduct tests for Value of Cultivation and Use, (10TCN 341 : 2006)

    Vũ Văn Liết, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Thủy, Vũ Thị Bích Hạnh, Phạm Quang Tuân, Nguyễn Thị Phương Thảo (2011). Genetic diversity of maize (Zea mays L.) accessions using inter - simple sequence repeat (iSSR) markers, Journal of Southern Agriculture, China, 42(9): 1029-1035.

    Vũ Văn Liết, Phan Đức Thịnh (2009). Genetic diversity of local maize (Zea mays L.) accessions collected in highland areas of Vietnam revealed by RAPD markers, Tạp chí khoa học và phát triển. English issue 2: 192-202.