NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ KHAI THÁC DẦU HẠT TÍA TÔ

Ngày nhận bài: 20-05-2018

Ngày duyệt đăng: 02-07-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Lan, N., Thuật, B., & Tuyên, L. (2024). NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ KHAI THÁC DẦU HẠT TÍA TÔ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(4), 389–397. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/449

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ KHAI THÁC DẦU HẠT TÍA TÔ

Nguyễn Thị Hoàng Lan (*) 1 , Bùi Quang Thuật 2 , Lê Danh Tuyên 3

  • 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm Dầu, Hương liệu và Phụ gia thực phẩm, Viện Công nghiệp thực phẩm
  • 3 Viện Dinh dưỡng quốc gia
  • Từ khóa

    Dầu hạt tía tô, công nghệ, hiệu suất trích ly

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện trên hạt tía tô trồng tại Đông Dư (Gia Lâm-Hà Nội) với hàm lượng dầu 30,09% nhằm mục đích lựa chọn phương pháp khai thác dầu phù hợp và tối ưu hóa các thông số kĩ thuật của quy trình. Trích ly động 2 lần là phương pháp thích hợp nhất được lựa chọn để khai thác dầu từ hạt tía tô. Các thông số kĩ thuật của quy trình công nghệ được khảo sát để lựa chọn thông số thích hợp nâng cao hiệu suất tách dầu và chất lượng dầu. Các điều kiện tối ưu của quy trình là hạt tía tô được nghiền đến kích thước 0,2 mm; bột nghiền được trích ly động 2 lần ở nhiệt độ 60 °C bằng dung môi n-hexan; trích ly lần 1: tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/6 trong 5 giờ; trích ly lần 2: tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/5 trong 4 giờ. Dầu hạt tía tô thu được được xếp vào loại dầu có giá trị dinh dưỡng cao do trong thành phần chứa hàm lượng cao các axit béo không no cần thiết đa nối đôi omega-3 và omega-6, đặc biệt omega-3 đạt 58,3%.

    Tài liệu tham khảo

    Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mẫn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2: 943-949.

    Ciftci O.N., R. Przybylski, M. Rudzinska (2012). Lipid components of flax, perilla, and chia seeds. Eur. J. Lipid Sci. Technol., 114: 794-800.

    Ding Y., M. C Neo, Y. Hu, L. Shi, C. Ma, Y.J. Liu (2012). Characterization of fatty acid composition from five perilla seed oils in China and its relationship to annual growth temperature. Journal of Medicinal Plants Reseach, 6(9): 1645-1651.

    Kim H. K., H. Choi (2005). Stimulation of acyl-CoA oxidase by α-linolenic acid-rich Perilla oil lowers plasma triacyglycerol level in rats. Life. Sci., 77: 1293-1306.

    Li H-Z., Z-J. Zhang, T-Y. Hou, X-J. Li, T. Chen (2015). Optimization of ultrasound-assisted hexane extraction of perilla oil using reponse surface methodology. Industrial Crops and Products, 76:18-24.

    Phạm Quốc Long & Châu Văn Minh (2005). Lipid và các axit béo hoạt tính sinh học có nguồn gốc thực vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

    Nitta M., J.K. Lee, O. Ohnishi (2003). Asian Perilla crops and their weedy forms: Their cultivation, utilization and genetic relationships. Economic Botany, 57(2): 245-253.

    Nitta M., J.K. Lee, C.W. Kang, M. Katsuta, S. Yasumoto, D. Liu, T. Nagamine, O. Ohnishi (2005). The Distribution of Perilla Species. Genetic Resources and Crop Evolution, 52(7): 797-804.

    Okamoto M., F. Mitsunobu, K. Ashida, T. Mifune, Y. Hosaki, H. Tsugeno, S. Harada, Y. Tanizaki, M. Kataoka, K. Niiya, M. Harada (2000). Effects of Perilla seed oil supplementation on leukotriene generation by leucocytes in patients with asthma asociated with lipometabolism. Int. Arch. Allergy Immunol., 122: 137-142.

    Siriamornpun S., D. Li L. Yang, M. Suttajit (2006). Variation of lipid and fatty acid compositions in Thai Perilla seeds grown at different locations. Journal Science and Technology, 28 (Suppl.1): 17-21.