KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦAE. coli VÀSalmonellaPHÂN LẬP TỪ TRỨNG GIA CẦM BÁN TẠI MỘT SỐ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 17-01-2017

Ngày duyệt đăng: 29-06-2017

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thái, T., Ngân, P., Hương, C., & Hà, C. (2024). KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦAE. coli VÀSalmonellaPHÂN LẬP TỪ TRỨNG GIA CẦM BÁN TẠI MỘT SỐ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(6), 770–775. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/400

KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦAE. coli VÀSalmonellaPHÂN LẬP TỪ TRỨNG GIA CẦM BÁN TẠI MỘT SỐ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trương Hà Thái (*) 1 , Phạm Hồng Ngân 1 , Chu Thị Thanh Hương 1 , Cam Thị Thu Hà 1

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    E. coli, Salmonella, trứng gia cầm, chợ bán lẻ, kháng kháng sinh

    Tóm tắt


    Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella từ 230 mẫu trứng (115 từ vỏ và 115 từ lòng trứng) thu thập từ một số chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội để xác định tỷ lệ lưu hành của chúng và khả năng kháng kháng sinh của chúng. Kết quả chỉ ra rằng, các mẫu trứng thu thập tại chợ bán lẻ không phân lập được vi khuẩn Salmonella. Tuy nhiên, có 46 trên tổng số 230 mẫu nhiễm E. coli, chiếm tỷ lệ 20,0%. Tỷ lệ nhiễm E. coli ở vỏ trứng luôn cao hơn ở lòng trứng (p < 0,05). Trứng gà có tỷ lệ nhiễm E. coli trên vỏ và lòng trứng lần lượt là 29,1% và 9,1%; tương tự tỷ lệ này ở trứng vịt là 30,0% và 11,7%. Các chủng E. coli có tỷ lệ kháng cao đối với các kháng sinh Streptomycin (87,0%), Tetracyclin (78,3%), Trimethoprime (58,7%) và Cephalexin (58,7%); các loại kháng sinh khác có tỷ lệ bị kháng dao động từ 21,7% đến 47,8%. Trong tổng số 46 chủng E. coli phân lập được, chỉ có 1 chủng duy nhất mẫn cảm với 12 loại kháng sinh kiểm tra. Tuy nhiên, có tới 30 chủng kháng từ 5 đến 12 loại kháng sinh. Đáng chú ý, có đến 7 chủng kháng lại 10 loại kháng sinh và 3 chủng kháng lại 11 loại kháng sinh. Khả năng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn có thể bắt nguồn từ việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại miền bắc Việt Nam.

    Tài liệu tham khảo

    Brody J. E (2001). Studies Find Resistant Bacteria, the New York Time, October 18, 2001, 1 screen, cited 2004 May 6. Available from: URL: http://www.organiconsumer.org /toxic/badmeat102201.cfm.

    CDC (2011). CDC Estimates of Foodborne Illness in the United States. https://www.cdc.gov/foodborne burden/PDFs/FACTSHEET_A_FINDINGS.pdf

    CLSI (2014). M100-S24, Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing; Twenty-Fourth Informational Supplement.

    Nguyễn Văn Kính và nhóm nghiên cứu Quốc gia của GARP - Việt Nam (2010). Phân tích thực trạng: sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam. The Center for Dyamics, Economics and Policy, tháng 10/2010.

    Ta Y.T., Nguyen T.T., To P.B., Pham da X., Le H.T., Thi G.N., Alali W.Q., Walls I., Doyle M.P. Quantification, serovars, and antibiotic resistance of Salmonellaisolated from retail raw chicken meat in Vietnam. J. Food Prot., 77: 57-66.

    Thai T.H., Hirai T., LanN.T., Yamaguchi R. (2012). Antibiotic resistance profiles of Salmonellaserovars isolated from retail pork and chicken meat in northVietnam. Int. J. Microbiol., 156: 147-151.

    Trần Thị Thùy Giang, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Thị Lệ Hồ, Vương Xuân Vân, Uông Nguyễn Đức Ninh, Phẩm Minh Thu, Cao Hữu Nghĩa (2014). Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của E. coli phân lập từ thực phẩm tại Viện Pastuer, thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 61.

    Van Boeckel TP, Brower C, Gilbert M (2015). Global trends in antimicrobial use in food animals. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 112(18): 5649-54. doi:10.1073/pnas.1503141112.

    Van T.T., Chin J., Chapman T., Tran L.T., Coloe P.J. (2008). Safety of raw meat and shellfish in Vietnam: An analysis of Escherichia coliisolations for antibiotic resistance and virulence genes. Int. J. Food Microbiol.,124: 217-223.

    Bộ Y tế (2015). Báo cáo tổng kết liên ngành công tác quản lý. http://www.vfa.gov.vn/ngo-doc-thuc-pham.html