ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN VỀ LAN TRUYỀN ẨM ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI NHỎ GIỌT CHO CÀ CHUA VỤ ĐÔNG VÙNG GIA LÂM, HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 20-03-2017

Ngày duyệt đăng: 03-05-2017

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Dung, N., Dung, N., Đại, H., & Giang, N. (2024). ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN VỀ LAN TRUYỀN ẨM ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI NHỎ GIỌT CHO CÀ CHUA VỤ ĐÔNG VÙNG GIA LÂM, HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(4), 390–399. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/369

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN VỀ LAN TRUYỀN ẨM ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI NHỎ GIỌT CHO CÀ CHUA VỤ ĐÔNG VÙNG GIA LÂM, HÀ NỘI

Ngô Thị Dung (*) 1, 2, 3, 4 , Nguyễn Văn Dung 3 , Hoàng Thái Đại 3 , Nguyễn Thị Giang 3

  • 1 PhD fellow, Faculty of Land Management, Vietnam National University of Agriculture
  • 2 Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Faculty of Land Management, Vietnam National University of
  • Từ khóa

    Mô hình toán, chế độ tưới, cây cà chua

    Tóm tắt


    Ứng dụng mô hình toán về lan truyền ẩm trong đất để xác định chế độ tưới nhỏ giọt cho cà chua vụ Đông đem lại năng suất và hiệu quả sử dụng nước cao nhất, một thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông 2015 trên đất phù sa trung tính ít chua đồng bằng sông Hồng, Gia Lâm, Hà Nội. Kết quả thí nghiệm cho thấy,các hàm xác định độ ẩm đất trong mô hình toán được kiểm chứng với số liệu thực đo cho sai số nhỏ hơn 8%. Ứng dụng mô hình toán với giới hạn tưới 70 - 100% độ ẩm tối đa đồng ruộng đã dự báo được tổng số lần tưới/vụ là 11 lần; lượng nước tưới có tính đến tỷ lệ diện tích cấp nước do tưới nhỏ giọt (ahn= 52,3%) dao động trong khoảng 198,7 - 201,4 m3/ha/lần tưới. Công thức tưới nhỏ giọt với giới hạn tưới 70 - 100% độ ẩm tối đa đồng ruộng cho kết quả tốt nhất, năng suất thực thu đạt 53,1 tấn/ha, tăng 9,7 tấn/ha; hiệu quả sử dụng nước đạt 30,5 kg/m3, tăng 16,2 kg/m3và tiết kiệm 42,8% lượng nước tưới so với tưới rãnh. Chế độ tưới nhỏ giọt thích hợp cho cà chua vụ Đông với số lần tưới trong cả vụ là 10 lần; mức tưới mỗi lần 198,7 m3/ha (tương ứng với 6,2 lít/cây/lần tưới); tổng lượng nước tưới trong một vụ 1.987 m3/ha.

    Tài liệu tham khảo

    Bafna A. M., S. Y. Daftardar, K. K. Khade, P. V. Patel and R. S. Dhotre (1993). Utilization of nitrogen and water by tomato underdrip irrigation system. J. Water Manage, 1(1): 1-5.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006). Tiêu chuẩn ngành 10TCN 219:2006

    Liu H., A. W. Duan, J. S. Sunand Y. Y. Liang(2009). Effects of soil moisture regime on greenhouse tomato yield and its formation under drip irrigation. The journal of applied ecology, 20(11): 699-704.

    Nguyễn Tất Cảnh (2000). Nghiên cứu mô hình mô phỏng động thái độ ẩm đất và chẩn đoán nhu cầu tưới cho ngô và đậu tương trên đất bạc màu Đông Anh và phù sa sông Hồng Gia Lâm. Luận án tiến sĩ Trường Đại học Nông nghiệp I.

    Ngô Thị Dung, Nguyễn Văn Dung, Hoàng Thái Đại và Lê Đức Vĩnh (2016). Mô hình toán về lan truyền ẩm và năng suất cà chua do tưới nhỏ giọt trên đất phù sa sông Hồng. Tạp chí Khoa học đất số 48: 29-35.

    Gutierrez M. V. và Meinzer F. C. (1994) Estimating water use and irrigation requirement of coffe in Hawaii. J. Amer. Soc. Hort. Sci., 119(3): 652-657.

    Phạm Ngọc Hải, Tống Đức Khang, Bùi Hiếu, Phạm Việt Hòa (2007). Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi tập I. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

    Bùi Hiếu (1994). Kỹ thuật tưới cho một số cây lương thực và hoa màu. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Đàm Xuân Hoàn (1994). Nghiên cứu khả năng giữ ẩm cung cấp nước của đất và nhu cầu tưới của ngô trong vụ Đông xuân trên đất phù sa sông Hồng vùng Gia Lâm, Hà Nội. Luận án PTS, Trường Đại học Nông nghiệp 1.

    Raina J. N., B. C. Thakur and M. L. Verma (1999). Effect of drip irrigation and polyethylene mulch on yield, quality and water-use efficiency of tomato. Indian J. Agric. Sci., 69: 430-433.

    Reddy S. G. V., D. V. Patil, B. Srihari Rao and B. Nagendaprasad (2015). Effect of different types of irrigation and growing method on growth, yield and water - use efficiency of tomato. The Bioscan. 10(1): 243-246.

    Semiz D. G. and E. Yurtseven (2010). Salinity Distrubution, Water Use Efficiency and Yield Response of Grafted and Ungrafted Tomato (Lycopersicon esculentum) Under Furrow and Drip Irrigation with Moderately Saline Water in Central Anatolian Condition*. GOÜ, Ziraat Fakültesi Dergisi, 27(2): 101-111.

    Tya T. S. K. and M. K. Othman (2014). Effect of irrigation water depth on tomato yield, water charge and net returns at Geriyo Irrigation Project, Yola, Nigeria. International Journal of Agricultural Policy and Research, 2(4): 178-184.