THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

Ngày nhận bài: 09-01-2017

Ngày duyệt đăng: 27-04-2017

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Dương, L., & Dung, P. (2024). THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(2), 270–279. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/360

THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

Lê Ánh Dương (*) 1 , Phạm Thị Mỹ Dung 2

  • 1 Trung ương đoàn TNCS HồChí Minh
  • 2 Hội Kế toán kiểm toán
  • Từ khóa

    Thay đổi sinh kế, hộ nông dân, vùng ven thành phố Nam Định

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện tại vùng ven thành phố Nam Định nhằm: (i) Phân tích thay đổi và nguyên nhân thay đổi sinh kế của hộ nông dân vùng ven; (ii) Đưa ra một số đề xuất giúp nông dân lựa chọn thay đổi sinh kế trong thời gian tới. Nghiên cứu tập trung vào thay đổi hoạt động sinh kế với thôngtin từ khảo sát 180 hộ nông dân trong vùng. Kết quả cho thấy các hộ vùng ven dựa vào 4 nhóm hoạt động chính là (1)Nông nghiệp; (2)Công nhân và làm thuê; (3) Thương mại và dịch vụ; (4)Hoạt động khác. Thay đổi hoạt đông sinh kế dẫn đến thay đổi cơ cấu hộ nông dân vùng ven. Tỷ lệ các hộ dựa chủ yếu vào nông nghiệp giảm từ 52,11% năm 2011 xuống còn 40,53% năm 2015. Tỷ lệ các hộ chủ yếu hoạt động nhóm 2 và 3 tăng từ 34,37 lên 52,54%. Tỷ lệ nhóm 4 giảm từ 13,18 xuống 7,13%. Số lượng nghề kiếm sống, thu nhập và điều kiện sống của các hộ đã tăng lên. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới thay đổi sinh kế hộ gồm thiên tai dịch bệnh; Phát triển đô thị; Các chính sách hỗ trợ; Thay đổi vốn sinh kế và ý thức của hộ. Một số đề xuất gồm: Cung cấp đầy đủ thông tin để tránh rủi ro cho hộ; Thay đổi hoạt động sinh kế phù hợp với thay đổi đô thị trung tâm thành phố; Hỗ trợ nông dân cải thiện vốn sinh kế; Thúc đẩy nông dân sáng tạo thay đổi sinh kế; Hoàn thiện một số chính sách và quy định liên quan tới hộ nông dân.

    Tài liệu tham khảo

    Ann Whitehead (2002). Tracking Livelihood Change: Theoretical, Methodological and Empirical Perspectives from North-East Ghana. Journal of Southern African Studies. Special Issue: Changing Livelihoods, 28(3): 575-598.

    Bộ NN và PTNT (2014). Quyết định phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014-2020. Số 3367/QĐ-BNN-TT, ngày 31/7/2014

    Chambers R., G. R. Conway (1992). Sustainable Rural Livelihoods: Practical Concepts for the 21st Century. Discussion Paper 296, Institute of Development Studies, pp. 6, 16)

    Cục thống kê Nam Định (2015). Niên giám thống kê thành phố Nam Định.

    Trần Mạnh Tiến (2013). Giải pháp hạn chế đất trồng lúa bỏ hoang trong sản xuất nông nghiệp ở thành phố Nam Định. Báo cáo sáng kiến theoquyết định của UBND thành phố Nam Định năm 2013.

    Bùi Văn Tuấn (2015). Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 31(5): 96-108

    UBND thành phố Nam Định (2011). Chương trình phát triển đô thị thành phố Nam Định giai đoạn năm 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2025. Phê duyệt ngày 18/5/2011.

    Viện Ngôn ngữ học (2000). Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 2000.