ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÂY NHIỄM VIRUS ĐỐM TRẮNG TỪ CÁY ĐỎ (Ucasp.) SANG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)

Ngày nhận bài: 28-02-2017

Ngày duyệt đăng: 10-04-2017

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hạnh, T., Lệ, H., Việt, P., & Vân, P. (2024). ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÂY NHIỄM VIRUS ĐỐM TRẮNG TỪ CÁY ĐỎ (Ucasp.) SANG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(2), 198–204. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/352

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÂY NHIỄM VIRUS ĐỐM TRẮNG TỪ CÁY ĐỎ (Ucasp.) SANG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)

Trương Thị Mỹ Hạnh (*) 1 , Huỳnh Thị Mỹ Lệ 2 , Phạm Thế Việt 1 , Phan Thị Vân 1

  • 1 Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
  • 2 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cáy đỏ (Ucasp.), WSSV, lan truyền bệnh theo chiều ngang

    Tóm tắt


    Virus đốm trắng (WSSV) là tác nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm nước lợ, có phổ ký chủ rộng từ cua, động vật phù du (Copepods) cho đến các loài nhuyễn thể, thủy cầm và giun nhiều tơ, đây là những vector lan truyền bệnh. Đối tượng của nghiên cứu này là con cáy đỏ (Uca sp.), một loài thuộc họ cua sống phổ biến ở vùng triều, cửa sông và quanh khu vực nguồn cấp nước vào ao lắng của các hộ nuôi tôm tại Nam Đinh, Nghệ An và Quảng Ninh. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định có hay không khả năng nhân virus WSSV trong cáy đỏ và lan truyền sang tôm thẻ chân trắng thông qua môi trường nước. Cáy đỏ được lây nhiễm WSSV bằng phương thức tiêm hỗn dịch chứa WSSV ở nồng độ pha loãng 10-2 lên gốc chân thứ 2 tính từ càng cáy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 107 giờ gây nhiễm cáy đỏ có kết quả dương tính với WSSV bằng phương pháp PCR, đồng thời có hiện tượng lan truyền bệnh đốm trắng do virus theo chiều ngang từ cáy đỏ sang tôm thẻ qua môi trường nước nuôi đã xảy ra sau 83 giờ tôm tiếp xúc với môi trường có cáy đỏ nhiễm WSSV. Kết quả cũng cho thấy cáy đỏ là vector mang WSSV, có thể là nguồn lây nhiễm WSSV lên tôm nuôi trong ao.

    Tài liệu tham khảo

    Chen, L.L., Lo, C.F., Chiu, Y.L., Chang, C.F., Kou, G.H. (2000). Natural and experimental infection of white spot syndrome virus (WSSV) in benthic larvae of mud crab Scylla serrata. Dis. Aquat. Organ., 40: 157-161.

    Chou Hsin-Yiu, Huang Chang-Yi, Wang Chung-Hsiung, Chiang Hsien-Choung, Lo Chu-Fang (1995). Pathogenicity of a baculovirus infection causing white spot syndrome in cultured penaeid shrimp in Taiwan. Dis. Aquat. Organ.,23: 165-173.

    Desrina, Marc C.J.Verdegem, Johan A.J. Verreth, Just M, V. (2013). On the transmission of the white spot syndrome virus: A review. Aquaculture, 23: 13-48.

    Durand, S. V., Lightner, D. V. (2002). Quantitative real time PCR for the measurement of white spot syndrome virus in shrimp. J. Fish Dis., 25: 381-389.

    Ghosh, S.C. and U. (2014). White Spot Syndrome Virus (WSSV) in Crustaceans: An Overview of Host - Pathogen Interaction. J. Mar. Biol. Oceanogr., 3: 3-17.

    Trương Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Lụa, Lê Thị Mây, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Phan Thị Vân (2016). Sinh vật mang virus gây bệnh trên tôm. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. 10: 85-94.

    Kanchanaphum, P., Wongteerasupaya, C., Sitidilokratana, N., Boonsaeng, V., Panyim, S., Tassanakajon, a, Withyachumnarnkul, B., Flegel, T.W. (1998). Experimental transmission of white spot syndrome virus (WSSV) from crabs to shrimp Penaeus monodon. Dis. Aquat. Organ.,34: 1-7.

    Kim, C.S.,,Seung Hyuk Choi, M.S.K. and K.H.K. (2014). Resistance against white spot syndrome virus (WSSV) infection in wild marine crab Gaetice depressus by injection of recombinant VP28 protein. J. Fish Pathol.,27: 11-16.

    Lo, C.-F., Kou, G.-H. (1998). Virus-associated White Spot Syndrome of Shrimp in Taiwan : A Review. Fish Pathol.,33: 365-371.

    Muroga, K. (2001). Viral and bacterial diseases of marine fish and shellfish in Japanese hatcheries. Aquaculture, 202: 23-44.

    Rajan, P.R., Ramasamy, P., Purushothaman, V., Brennan, G.P. (2000). White spot baculovirus syndrome in the Indian shrimp Penaeus monodon and P. indicus. Aquaculture, 184: 31-44.

    Rajendran, K. V., Vijayan, K.K., Santiago, T.C., Krol, R.M. (1999). Experimental host range and histopathology of white spot syndrome virus (WSSV) infection in shrimp, prawns, crabs and lobsters from India. J. Fish Dis., 22: 183-191.

    Sahul Hameed, A.S., Balasubramanian, G., Syed Musthaq, S., Yoganandhan, K. (2003). Experimental infection of twenty species of Indian marine crabs with white spot syndrome virus (WSSV). Dis. Aquat. Organ.,57: 157-161.

    Sánchez-Paz, A. (2010). White spot syndrome virus: An overview on an emergent concern. Vet. Res.

    Siti Khadijah, Soek Ying Neo, M. S. Hossain, Lance D. Miller, S. Mathavan, Kwang, and J. (2003). Identification of White Spot Syndrome Virus Latency-Related Genes in Specific-Pathogen-Free Shrimps by Use of a Microarray. J. Virol., 77: 10162-10167.

    Cao Chí Thuận (2009). Virus đốm trắng WSSV trên một số mẫu thức ăntươi sống dùng trong nuôi vỗ tôm sú bố mẹ ở Cà Mau và Bạc Liêu. Báo cáo tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ, tr. 1-54.

    Torlakovic, L., Olsen, I., Petzold, C., Tiainen, H., Ogaard, B. (2012). Clinical color intensity of white spot lesions might be a better predictor of enamel demineralization depth than traditional clinical grading. Am. J. Orthod. Dentofac. Orthop.,142: 191-198.

    Wu, W., Wang, L., Zhang, X. (2005). Identification of white spot syndrome virus (WSSV) envelope proteins involved in shrimp infection. Virology, 332: 578-583. doi:10.1016/j.virol.2004.12.011