ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CHỦNG VIRUS PRRS (KTY-PRRS-05) PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM QUA CÁC ĐỜI CẤY TRUYỀN

Ngày nhận bài: 23-02-2016

Ngày duyệt đăng: 03-05-2016

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Toan, L., Nam, N., Ngân, P., & Hùng, L. (2024). ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CHỦNG VIRUS PRRS (KTY-PRRS-05) PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM QUA CÁC ĐỜI CẤY TRUYỀN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(4), 605–612. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/271

ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CHỦNG VIRUS PRRS (KTY-PRRS-05) PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM QUA CÁC ĐỜI CẤY TRUYỀN

Lê Thị Toan (*) 1 , Nguyễn Hữu Nam 2 , Phạm Hồng Ngân 2 , Lê Văn Hùng 2

  • 1 NCS Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Đặc tính sinh học, đường cong sinh trưởng, phân lập virus, virus PRRS

    Tóm tắt


    Chủng virus PRRS trong nghiên cứu này là KTY-PRRS-05, được phân lập từ lợn mắc bệnh tai xanh (PRRS) tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam. MARC-145 là tế bào thích hợp để phân lập virus PRRS. Virus này nhân lên nhanh trong tế bào và gây bệnh tích điển hình (các tế bào co cụm lại với nhau bong tróc khỏi đáy bình nuôi cấy). Bệnh tích tế bào xuất hiện sớm sau sau 24 giờ gây nhiễm. Sau 84 giờ gây nhiễm các tế bào đều bong tróc khỏi đáy bình nuôi cấy. Nồng độ virus đạt 105 (TCID50/25µl) ở các đời cấy truyền. Hàm lượng virus giải phóng tự do trong môi trường nhiều hơn so với trong tế bào. Lượng virus nhân lên trong tế bào liên tục tăng mạnh sau 48 giờ gây nhiễm, đạt mức độ cao nhất sau 72 giờ gây nhiễm (ở các đời cấy truyền) với giá trị log10 TCID50 là 4,83. Nghiên cứu này đã xác định và so sánh được một số đặc tính sinh học như khả năng gây bệnh tích tế bào, lượng virus nhân lên, quy luật nhân lên của virus PRRS chủng KTY-PRRS-05 với virus vacxin, nhằm giúp cho việc lựa chọn chủng virus PRRS có tiềm năng sản xuất chế phẩm sinh học như vacxin hay chế tạo kháng nguyên giúp cho việc chẩn đoán.

    Tài liệu tham khảo

    Baron T, Albina E, Leforban Y (1992). Report on the first out-breaks of the porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) in France. Diagnosis and viral isolation. Ann Rech Vet., 23:161-166. Erratum in: Ann Rech Vet., 23: 335.

    Bùi Quang Anh, Hoàng Văn Năm, Văn Đăng Kỳ, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Ngọc Tiến (2008). Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS), Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 7- 21.

    Cục Thú y (2007). Báo cáo tại Hội thảo khoa học phòng chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn; ngày 21 tháng 5 năm 2007, Hà Nội.

    Nguyễn Thị Lan, Lương Quốc Hưng (2012). Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) phân lập được trên đàn lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển Nông thôn, 2(2): 82-87.

    Hill, H., (1990). Overview and history of mystery swine disease (swine infertility and respiratory syndrome). In: Proceedings of the Mystery Swine Disease Communication Meeting. Denver, CO, pp. 29-31.

    Kim, H.S., Kwang, J., Yoon, I.J., Joo, H.S. and Frey, M.L. (1993). Enhanced replication of porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) virus in a homogeneous subpopulation of MA-104 cell line. Arch. Virol., 133: 477-483.

    Lan NT, Yamaguchi R, Uchida K (2005). Growth Profiles of Recent Canine Distemper Isolates on Vero Cells Expressing Canine Signalling Lymphocyte Activation Molecule (SLAM), J. Comp. Pathol.

    Meulenberg, J.J. (2000). PRRSV, the virus. Vet. Res., 31: 11-21.