ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA DÒNG NGÔ Mo17 VÀ B73 TRONG ĐIỀU KIỆN GIA LÂM, HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 03-02-2015

Ngày duyệt đăng: 22-07-2015

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Tuân, P., Liết, V., Long, N., & Anh, N. (2024). ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA DÒNG NGÔ Mo17 VÀ B73 TRONG ĐIỀU KIỆN GIA LÂM, HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(5), 705–716. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/229

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA DÒNG NGÔ Mo17 VÀ B73 TRONG ĐIỀU KIỆN GIA LÂM, HÀ NỘI

Phạm Quang Tuân (*) 1 , Vũ Văn Liết 2 , Nguyễn Việt Long 2 , Nguyễn Thị Nguyệt Anh 3

  • 1 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông Học, Học viện Nông nghiệp Việt nam
  • 3 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng,Học viện Nông nghiệp Việt nam
  • Từ khóa

    Cải tiến nguồn gen, dòng thuần, khả năng thích ứng, khả năng kết hợp

    Tóm tắt


    Dòng ngô thuần Mo17 do đại học Missouri chọn tạo và phóng thích năm 1964 cùng với dòng B73 do đại học bang Iowa chọn tạo và phóng thích năm 1972 đã được sử dụng để cải tiến nguồn gen ngô trong suốt 50 năm qua ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Hai dòng ngô này thuộc hai nhóm di truyền khác nhau là Reid Yellow Dent và Lancaster. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá khả năng thích ứng của dòng Mo17 và B73 và khả năng kết hợp của hai dòng với các dòng ngô trong nước nhằm mở rộng nền di truyền và tạo giống ưu thế lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng Mo17 thích ứng tốt hơn trong vụ Xuân Hè sớm còn dòng B73 thích ứng tốt hơn trong vụ Thu Đông sớm. Dòng Mo17 có khả năng kết hợp chung (GCA) về năng suất và tính trạng chiều dài bắp cao hơn so với dòng B73, con lai của B73 có ưu thế về đường kính bắp cao hơn các con lai với dòng Mo17. Bốn dòng thử có GCA về năng suất cao là dòng D1, D3, D6 và D9 có thể sử dụng cho các chương trình tạo giống lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể duy trì và sử dụng dòng Mo17 và B73 nâng cao nguồn gen và tạo giống ngô lai ở Việt Nam.

    Tài liệu tham khảo

    Aldi Kraja, John W. Dudley, and Donald G. White (2000). Identification of Tropical and Temperate Maize Populations Having Favorable Alleles for Disease Resistance, Crop Sci., 40: 948-954.

    Darrah, L.L., and M.S. Zuber (1986). United States farm maize germplasm base and commercial breeding strategies. Crop Sci., 26: 1109-1113.

    Eberhart, S.A. 1971. Regionalmaize diallels withU.S. and semi-exotic varieties. Crop Sci., 11: 911-914.

    James G. Gethi, Joanne A. Labate, Kendall R. Lamkey, Margaret E. Smith, and Stephen Kresovich (2002). SSR Variation in Important U.S. Maize Inbred Lines, Crop Sci., 42: 951-957.

    Max A. Glover, David B. Willmot, Larry L. Darrah, Bruce E. Hibbard, and Xiaoyang Zhu (2005). Diallel Analyses of Agronomic Traits Using Chinese and U.S. Maize Germplasm Crop Sci., 45: 1096-1102.

    Singh, R.K. and B.D. Chaudhary (1979). Biometrical Methods in Quantitative Genetic Analysis. Kalyani publishers, New Delhi.

    Steven R. Eichten, Jillian M. Foerster, Natalia de Leon, Ying Kai, Cheng-Ting Yeh, Sanzhen Liu, Jeffrey A. Jeddeloh, Patrick S. Schnable, Shawn M. Kaeppler, and Nathan M. Springer(2011). B73-Mo17 Near-Isogenic Lines Demonstrate Dispersed Structural Variation in Maize, Plant Physiol., 156(4): 1679-1690.

    Stojakovic M., M. Ivanovic, Jockovic, N. Vasic (2007). Characteristics of resected Mo17 and B73 inbred lines of maize, Maydica 52: 257-260

    Stojaković M., G. Bekavac, and N. Vasić (2005). B73 and related inbred lines in maize breeding. Genetika, 37(3): 245-252.

    Lưu Cao Sơn, Nguyễn Thị Lưu, Lê Quý Kha (2009). Kết quả đánh giá đặc điểm nông học và khả năng kết hợp của một số dòng ngô có nguồn gốc địa lý khác nhau chọn tạo tại phía Bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(6): 723-731.

    Ngô Hữu Tình (1997). Cây ngô (Giáo trình cao học Nông nghiệp), Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 105-108.

    Mai Xuân Triệu (1998). Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng thuần có nguồn gốc địa lý khác nhau phục vụ chương trình tạo giống ngô, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, 166 trang.