CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤDU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ,HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 17-02-2015

Ngày duyệt đăng: 17-05-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Nhung, N., Hạnh, Đỗ, & Oánh, N. (2024). CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤDU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ,HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(4), 675–686. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/204

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤDU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ,HÀ NỘI

Nguyễn Thị Trang Nhung (*) 1 , Đỗ Mỹ Hạnh 1 , Nguyễn Quốc Oánh 1

  • 1 Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Chất lượng dịch vụ, Du lịch sinh thái, Sự hài lòng, Vườn quốc gia Ba Vì

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ (CLDV) du lịch sinh thái (DLST). Các tiêu chí ảnh hưởng đã được đo lường và kiểm định thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Số liệu được thu thập năm 2014 với kích thước mẫu là 252 du khách có trải nghiệm tại vườn quốc gia (VQG) Ba Vì. Kết quả phân tích hồi quy thứ tự cho thấy loại trừ yếu tố phương tiện vận chuyển thì có 06 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến CLDV gồm: cảnh quan sinh thái; tính đồng cảm; tính đáp ứng; sự đảm bảo liên lạc; khả năng quản lý; và sự an toàn. Trong đó “cảnh quan sinh thái” là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất, yếu tố này bao gồm: sự khác biệt so với các khu du lịch trong vùng; cảnh quan đa dạng; phong cảnh giữ được nét tự nhiên. Thêm nữa, không có sự khác biệt giữa du khách nam và nữ về cảm nhận hài lòng đối với CLDV của VQG Ba Vì.

    Tài liệu tham khảo

    Arabatzis, G. and Grigoroudis, E. (2010). Visitors' satisfaction, perceptions and gap analysis: The case of Dadia-Lefkimi-Souflion National Park. Forest Policy and Economics, 12: 163-172.

    Babakus, Emin and Gregory W. Boller. (1992). Anempirical assessment of SERQUAL scale. Journal of Business Research, 24: 255-268.

    Bollen, K.A. (1998). Structural Equations with latent variables. New York: John Wiley and Sons.

    Ceballos - Lascurain, H. (1996). Tourism, ecotourism, and protected areas: The state of nature-based tourism around the world and guidelines for its development, Iucn.

    Cronin, J.J., Taylor, S.A. (1994). SERVPERF versus SERVQUAL: reconciling performance-based and perceptions-minus-expectations measurement of service quality. Journal of Marketing, 58, 125-31.Hair, Jr.J.F, Anderson, R.E, Multivariate Data analysis, 5th ed., Upper Saddle River: Pretice-Hall.

    Hoelter, J.W. (1983). The analysis of covariance structure: goodness-of-fit indices. Sociological Methods and Research, 11: 325-334.

    Maryam Khan. (2002). Ecoserv - Ecotourists’ quality expectation. Howard University, USA.

    Parasuraman, a. Zeithaml, V.A., Berry, L.L. (1998). A conceptual model of service quality and its implication for future research. Journal of Marketing, 49(3).

    Nguyễn Tài Phúc. Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch sinh thái ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế.

    Reichheld, F.F. & Sasser, Jr.,W.E. (1990). Zero defections. Quality comes to services. Harvard Business Review, 68(5): 105-111.