MỐI LIÊN HỆ GIỮA SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ NGUỒN CARBON DỰ TRỮ TRONG THẢM RỪNG

Ngày nhận bài: 18-08-2014

Ngày duyệt đăng: 11-03-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Ân, N., & Hà, N. (2024). MỐI LIÊN HỆ GIỮA SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ NGUỒN CARBON DỰ TRỮ TRONG THẢM RỪNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(2), 226–234. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/172

MỐI LIÊN HỆ GIỮA SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ NGUỒN CARBON DỰ TRỮ TRONG THẢM RỪNG

Ngô Thế Ân (*) 1 , Nguyễn Thị Bích Hà 1

  • 1 Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    dự trữ C, sinh kế

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được này tiến hành để đánh giá mối liên hệ giữa nguồn dự trữ carbon (C) với sinh kế người dân. Kết quả phân tích 100 phiếu điều tra nông hộ và thảo luận nhóm tại hai bản thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã cho thấy sinh kế người dân ở khu vực nghiên cứu còn nhiều khó khăn. Những loại hình sử dụng đất hiện tại của khu vực nghiên cứu nếu có lợi ích kinh tế cao thì lượng C lại thấp. Ngược lại, đất rừng già có C cao nhưng nguồn thu của người dân từ đây lại không cao. Các chính sách có liên quan tới công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng, phát triển trồng rừng và dự trữ C đã ảnh hưởng lớn tới sinh kế người dân. Do thắt chặt bảo vệ rừng và cấm đốt nương làm rẫy nên nguồn thu nhập từ nông nghiệp trên cả hai bản bị giảm một cách đáng kể. Đi kèm theo các chính sách trên còn có các hình thức hỗ trợ vốn trồng rừng nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chỉ một số lượng rất ít các hộ gia đình có khả năng tham gia phát triển trồng rừng trên đất của mình. Hiệu quả của việc đa dạng hóa sinh kế, áp dụng mô hình trồng rừng xen canh sắn, cây ăn quả và bảo vệ rừng đầu nguồn có tác dụng tăng C và tăng thu nhập cho hộ nghèo nhưng chỉ thực thi khi có sự trợ giúp về tài chính.

    Tài liệu tham khảo

    Brown J. and Pearce D. W. (1994). The Economic value of Carbon storage in Tropical forests, in J.Weiss (ed). The Economics of Project Appraisal and the Environment, Cheltenham: Edward Elgar, pp. 102-123

    Christiansen L. (2006). Land Use Management Projects under the CDM: A Village Case Study of Global and Local Potentials and Consequences. MSc thesis, Institute of Geography, University of Copenhagen.

    DFID.(2001). Sustainable livelihoods guidance sheets. Series Sustainable livelihoods guidance sheets. DFID.

    Felincani-Robles F.(2012). Forest carbon tenure in Asia-Pacific – A comparative analysis of legal trends to define carbon rights in Asia-Parcific. FAO leagal perpers online No. 89 2012.

    Hairiah K, Dewi S, Agus F, Velarde S, Ekadinata A, Rahayu S and van Noordwijk M. (2011). Measuring Carbon Stocks AcrossLand Use Systems: A Manual. Bogor, Indonesia. World Agroforestry Centre (ICRAF), SEA Regional Office, 154 pages.

    Lestrelin G., Nguyen D.T. (2013). I-REDD+. WP5 Country Report: Vietnam

    Richards, K.R., Stokes, C. (2004). A review of forest carbon sequestration cost studies: a dozen years of research. Climatic Change, 63 (1/2): 1–48.

    UN-REDD. (2011). Technical Manual for Participatory Carbon Monitoring. UN-REDD Vietnam programme.

    Trần Đức Viên, Nguyên Vinh Quang, Mai Văn Thành (2005). Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.