ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ CÒM Chilata ornata(GRAY, 1831) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Ngày nhận bài: 18-04-2012

Ngày duyệt đăng: 28-06-2012

DOI:

Lượt xem

2

Download

3

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Tiến, N., Sự, V., Lý, L., & Khôi, L. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ CÒM Chilata ornata(GRAY, 1831) GIAI ĐOẠN GIỐNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(4), 640–647. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1680

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ CÒM Chilata ornata(GRAY, 1831) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Nguyễn Văn Tiến (*) 1 , Vũ Hồng Sự 1 , Lưu Đình Lý 1 , Lê Văn Khôi 1

  • 1 Phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1
  • Từ khóa

    Cá Còm, cá Nàng hai, cá Thát lát cườm, Chilata ornata

    Tóm tắt


    Thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định loại thức ăn phù hợp cho cá Còm giai đoạn cá hương lên cá giống được thực hiện trong ao đất. Cá Còm giống có kích cỡ trung bình 2- 3 cm/con được nuôi bằng 3 loại thức ăn: TAHH (100% thức ăn công nghiệpvà35% protein), HH&CT (50% thức ăn công nghiệp + 35% protein + 50% cá tạp tươi xay nhuyễn) và CT (100% cá tạp tươi xay nhuyễn)trong thời gian 36 ngày với mật độ thả là 4 con/m2. Mỗi nghiệm thức thức ăn được lặp lại hai lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng protein của các nghiệm thức thức ăn TAHH, HH&CT và CT là tương tự nhau (P> 0,05).Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng khi nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chứa 35% protein là thấp nhất (P< 0,05). Các yếu tố môi trường như oxy hòa tan, NH3và pH ở trong khoảng cho phép nuôi cá Còm. Kết quả này cho thấy sử dụng thức ăn viên 35% protein trong giai đoạn ương cá Còm từ cá hương lên giống là hiệu quả, thay thế được hoàn toàn thức ăn cá tạp tươi.

    Tài liệu tham khảo

    Đoàn Khắc Độ (2008). Kỹ thuật nuôi cá nàng hai (thát lát cườm). NXB Đà Nẵng.

    Nguyễn Chung (2006). Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nàng hai. NXB Nông nghiệp TPHCM.

    Nguyễn Văn Hảo (2005). Cá nước ngọt Việt Nam (tập II), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

    Nguyễn Đức Hội (2004). Giáo trình quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản.

    Dương Nhựt Long (2004). Nuôi cá Thát lát. Giáo trình đại học Cần Thơ.

    Mai Đình Yên (1992). Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

    Nguyễn Đình Trung (2004). Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp.

    Nguyễn Văn Khánh (2006). Kỹ thuật nuôi cá Thát lát và cá Còm. NXB Nông nghiệp. 26 trang.

    Quddus M.M.A. and Safi M. (1983). Bangopassarer Matsya Sampad (The fisheries resources of the Bay of Bengal).Bangla Acad., Dhaka, Bangladesh, 476p.

    Rahman, A.K.A. (1989). Freshwater fishes of Bangladesh. Zoological Society of Bangladesh. Department of Zoology, University of Dhaka. 364p.