ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ RỦI RO MÔI TRƯỜNG DO TỒN LƯU HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ NAM LĨNH, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Ngày nhận bài: 08-09-2016

Ngày duyệt đăng: 20-12-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Hà, N., Việt, T., Dũng, Đinh, & Sơn, N. (2024). ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ RỦI RO MÔI TRƯỜNG DO TỒN LƯU HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ NAM LĨNH, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(12), 1956–1963. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1503

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ RỦI RO MÔI TRƯỜNG DO TỒN LƯU HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ NAM LĨNH, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Nguyễn Thị Thu Hà (*) 1 , Trần Quốc Việt 2 , Đinh Tiến Dũng 2 , Nguyễn Trường Sơn 1

  • 1 Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm Phân tích và Chuyển giao công nghệ môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp
  • Từ khóa

    Rủi ro môi trường, tồn lưu hóa chất BVTV, Nam Lĩnh - Nam Đàn - Nghệ An

    Tóm tắt


    Kho thuốc bảo vệ thực vật xóm 4, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn đượcđưa vào sử dụng từ năm 1968 đến 1978, đến nay đã trải qua nhiều lần xáo trộn lớn do chiến tranh và hoạt động của con người. Hóa chất BVTV hiện còn tồn tại chủ yếu là DDT chôn lấp sau năm 1978. Nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp đánh giá rủi ro được khuyến cáo bởi Tổng cục Môi trường đối với vùng tồn lưu hóa chất BVTV. Kết quả cho thấy đất khu vực nền kho còn tồn tại DDT tổng số với nồng độ lên đến 2.973 mg/kg (vượt hàng trăm lần so với QCVN 54: 2013/BTNMT) và cần được xử lý triệt để. DDT từ hố chôn trước đây có sự lan truyền theo chiều ngang và theo chiều thẳng đứng nhưng không quá 7 m, đã có sự xâm nhập vào nước mặt (28,175 mg/l trong ao lân cận), vào thực vật (0,607 mg/kg thân chuối tiêu) nhưng chưa có dấu hiệu nhiễm bẩn vào nước ngầm. Các rủi ro tiếp xúc với hóa chất trong hố chôn, đất ô nhiễm nặng, nước mặt bị ô nhiễm là các rủi ro trực tiếp có ảnh hưởng nghiêm trọng cần kiểm soát. Các ảnh hưởng khác do tiếp xúc với bùn ô nhiễm, nước ngầm và thức ăn nhiễm DDT có giá trị thấp hơn cũng cần được phòng trừ.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Môi trường nông thôn - Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2014, Nhà xuất bản Tài nguyên, Môi trường và Bản đồ Việt Nam

    Amy T. Kan and Mason B. Tomson (1990). Ground water transport of hydrophobic organic compounds in the presence of dissolved organic matter, Environmental Toxicology and Chemistry, 9(3): 253 - 263

    Tổng cục môi trường, Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường (2015). Hướng dẫn kỹ thuật quản lý môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, Quyển 1, 2, 3. Dự án xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam.

    Tổng cục môi trường, Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường (2015). Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, Các quy trình vận hành chuẩn phục vụ điều tra khảo sát ô nhiễm đất và nước dưới đất. Dự án Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam.

    Lê Thị Hồng Trân (2008). Đánh giá rủi ro sức khoẻ và rủi ro sinh thái, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

    US EPA (1998). Guidelines for Ecological Risk Assessment, EPA/630/R - 95/002F, Risk Assessment Forum, Washington, DC, USA.

    US EPA, Office of Solid Waste and Emergency Response (2003). Guidance for Developing Ecological Soil Screening Levels, OSWER Directive 9285.7 - 55, https: //www.epa.gov/sites /production/files/2015 - 09/documents/ecossl_ guidance_chapters.pdf, truy cập ngày 05/07/2016.

    Andrew J. A. Vinten, Bruno Yaron, Peter H. Hye (1983). Vertical transport of pesticides into soil when adsorbed on suspended particles, J. Agric. Food Chem., 31(3): 662 - 664.