Ngày nhận bài: 20-05-2016
Ngày duyệt đăng: 15-08-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY TRONG VỤ HÈ THUTẠI TỈNH NGHỆ AN
Từ khóa
Lúa cực ngắn ngày, năng suất, sinh trưởng, phát triển
Tóm tắt
Thí nghiệm đồng ruộng sắp xếp theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lạiđượctiến hành ở hai địa điểm là huyện Yên Thành và Quỳ Hợp của tỉnh Nghệ An trong vụ Hè thu2014 và Hè thu2015 nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 5 dòng lúa cực ngắn ngày mới chọn tạo. Ký hiệu các dòng lúa là D1, D2, D3, D4 và D5;2 giống đối chứng (ĐC) là Khang Dân 18 (KD18) và Vật tư - NA2 (NA2). Kết quả nghiên cứu cho thấy các dòng lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ 88 - 96 ngày, ngắn hơn so với 2 giống ĐC là KD18 và NA2 từ 8 - 12 ngày và được xếp vào nhóm lúa cực ngắn ngày. Tốc độ tích lũy chất khô ở giai đoạn trước trỗ của các dòng lúa cực ngắn ngày cao hơn so với 2 giống ĐC. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh của các dòng lúa cực ngắn ngày nhẹ hơn so với 2 giống ĐC tại các thời điểm theo dõi. Năng suất tích lũy (kg/ha/ngày) của các dòng lúa cực ngắn ngày (trừ dòng D3) tương đương hoặc cao hơn so với 2 giống ĐC. Một số dòng cực ngắn ngày có năng suất tương đương hoặc cao hơn so với 2 giống ĐC, trong đó dòng D5 có năng suất cao nhất. Năng suất thực thu của dòng D5 đạt từ 52,9 - 53,6 tạ/ha trong vụ Hè thu2014 và 57,7 - 64,0 tạ/ha trong vụ Hè thu2015. Hàm lượng amylose của các dòng lúa cực ngắn ngày đều dưới 23%, thấp hơn so với KD18 (trên 28%), trong đó dòng D5 được đánh giá có chất lượng thử nếm cao hơn so với KD18 và tương đương với NA2.
Tài liệu tham khảo
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An (2013, 2014 và 2015). Đề án tổ chức sản xuất trồng trọt vụ Hè thu - Mùa các năm 2013, 2014 và 2015.
Phạm Văn Cường và Hà Thị Minh Thùy (2005). Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tích lũy chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng và năng suất hạt của lúa lai F1 và lúa thuần. Báo cáo khoa học Hội thảo KHCN quản lý nông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam, tr. 67 - 75
Pham Van Cuong, Murayama S., Ishimine Y., Kawamitsu Y., Motomura K. anh Tsuzuki E (2004). Sterility of thermo - sensitive genic male sterile line, heterosit for grain yield and related charaters in F1 hybrid rice (Oryza sativa L.). Plant Prod. Sci., 7: 22 - 29
Phạm Văn Cường, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Văn Hoan (2016). Kết quả chọn tạo dòng Khang Dân 18 cải tiến (DCG72) ngắn ngày và amylose thấp. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 1: 37 - 43.
Hà Quang Dũng, Phạm Đồng Quảng, Mai Thế Tuấn (2010). Khảo nghiệm xác định các giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng rầy nâu, đạo ôn, bạc lá, thích hợp cho các vùng trồng lúa chủ lực của Việt Nam. Hội nghị Khoa học và Công nghệ toàn quốc lần thứ 3, tr. 159 - 171.
Tăng Thị Hạnh, Phan Thị Hồng Nhung, Đỗ Thị Hường, Phạm Văn Cường, Takuya Araki (2013). Hiệu suất sử dụng đạm và năng suất tích lũy của hai dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 14: 9 - 17.
Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Công Điển, Đỗ Thị Hường, Vũ Hồng Quảng, Phạm Văn Cường (2014). Đặc tính quang hợp, chất khô tích luỹ và năng suất hạt của dòng lúa ngắn ngày DCG66 trên các mức đạm bón và mật độ cấy khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 12(2):146 - 158.
Nguyễn Văn Hoan (2006). Cẩm nang cây lúa. Nhà xuất bản Lao động Hà Nội, tr. 43 - 45.
Đỗ Thị Hường, Đoàn Công Điển, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan, Phạm Văn Cường (2013). Đặc tính quang hợp và tích lũy chất khô của một số dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 11(2): 154 - 160.
IRRI (2002). Standard Evaluation of Rice. International Rice Rearch Institute, Los Panos, Philippines.
Katsura, K., Maeda S., Horie T., Shiraiwa T (2007). Analysis of yield attributes and crop physiological traits of Liangyoupeijiu, a hybrid rice recently bred in China. Field Crop Research, 103: 170 - 177.
Lê Văn Khánh, Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh (2015). Khả năng tích lũy chất khô và vận chuyển hydrat carbon của các dòng lúa Khang dân 18 cải tiến. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 13(4): 534 - 542.
Bùi Thị Dương Khuyều, Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu (2002). Nghiên cứu di truyền của sức chứa ảnh hưởng đến năng suất. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 6: 482 - 484.
Khush (2010). www.nature.com/reviews/genetics. Macmillan Magazines Ltd., 2: 818.
Nguyễn Thị Lang và Bùi Chính Bửu (2006). Phân tích tương tác kiểu gen và môi trường của các giống lúa cao sản ngắn ngày, phẩm chất tốt. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 1: 21 - 25.
Hoàng Công Mệnh, Hoàng Tuấn Hiệp, Phạm Tiến Dũng (2013). So sánh một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 11(2): 161 - 167.
Takai, T., S. Matsuura, T. Nishio, A. Ohsumi, T. Shiraiwa, T. Horie (2006). Rice yield potential is closely related to crop growth rate during late reproductive period. Field Crops Research, 96: 328 - 335.
Satake T. anh S. Yoshida (1978). High temperature - induced sterilyti in Indica rice at flowering. Japan Jour. Crop Sci., (47): 6 - 17.
Nguyễn Quốc Trung và Phạm Văn Cường (2015). Xác định gien quy định thời gian trỗ sớm ở cây lúa bằng phương pháp phân tích các điểm tính trạng số lượng (QTL). Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 1: 10 - 15.
Đào Thế Tuấn (1979). Sinh lý của ruộng lúa năng suất cao, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr. 43, 46, 133.
Yoshida (1985). Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa, Nhà xuất bản Nông nghiệp (Mai Văn Quyền dịch), tr. 85, 94, 113 - 115.