NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA VÀ HUYẾT HỌC TRÊN CHÓ MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG

Ngày nhận bài: 03-07-2017

Ngày duyệt đăng: 27-09-2017

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Long, S., Hoa, N., NhưQuán, V., & Thâu, T. (2024). NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA VÀ HUYẾT HỌC TRÊN CHÓ MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(7), 914–918. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1384

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA VÀ HUYẾT HỌC TRÊN CHÓ MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG

Sử Thanh Long (*) 1 , Nguyễn Thị Hoa 2 , Vũ NhưQuán 3 , Trịnh Đình Thâu 3

  • 1 Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Viện nghiên cứu Bảo tồn đa dạng sinh học và bệnh nhiệt đới
  • 3 Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Chó cái, viêm tử cung, chỉ tiêu huyết học, chỉ tiêu sinh hoá

    Tóm tắt


    Viêm tử cung là bệnh thường gặp ở chó làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và nếu không phát hiện điều trị kịp thời có thể gây chết với tỷ lệ cao. Chó bị viêm tử cung thường biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như bụng chướng to, uống nước nhiều và chảy dịch ở cơ quan sinh dục. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá các chỉ tiêu huyết học, chỉ tiêu sinh hóa của chó khỏe mạnh và chó bị viêm tử cung nhằm phục vụ cho mục đích chẩn đoán bệnh. Tiến hành chia hai lô thí nghiệm: lô thí nghiệm 1 (lô theo dõi đối chứng) gồm 10 chó khỏe mạnh không mắc các bệnh nội khoa, truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng và các bệnh sản khoa; lô thí nghiệm 2 (lô theo dõi) gồm 10 chó mắc bệnh viêm tử cung. Kết quả cho thấy so với chó khoẻ thì các chỉ tiêu ở chó bệnh gồm hệ hồng cầu (số lượng, huyết sắc tố, thể tích) giảm, số lượng bạch cầu (bạch cầu trung tính, lymphocyte và monocyte) tăng. Ngoài ra, theo dõi các chỉ tiêu men gan gồm GOT và GPT, cả hai chỉ tiêu này đều không thay đổi giữa chó khỏe và chó mắc bệnh viêm tử cung. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về thận gồm urea và creatine có chỉ số tăng.

    Tài liệu tham khảo

    Sử Thanh Long và Nguyễn Thị Hoa (2017). Hiệu quả điều trị viêm tử cung trên chó bằng PGF2. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 219: 87-92.

    Nguyễn Thị Hoa, Sử Thanh Long và Trịnh Đình Thâu (2017). Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở chó. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 218: 87-92.

    Arnold S., Hubler M., Casal M., Fairburn A., Baumann D., Flueckiger M. and Ruesch P. (1988). Use of low dose prostaglandin for treatment of canine pyometra, Journal of Small Animal Practice, 29: 303-308.

    Basanti Jena, K. Sadasiva Rao, K.C. S. Reddy and K.B.P. Raghavender (2013). Physiological and haematological parameters of bitches affected with pyometra. doi:10.5455/vetworld.2013.409-412.

    Bigliardi E., Parmigiani E., Cavirani S., Luppi A., Bonati L. and Corradi A. (2004) Ultrasonography and Cystic Hyperplasia-Pyometra Complex in the bitch, Reproduction in Domestic Animal, 39: 136-140.

    Dabhi D.M., Dhami A.J., Parikh P.V. and Patil D.B. (2009). Comparative evaluation of haematological parameters in healthy and pyometra affected bitches, Indian Journal of Animal Reproduction, 30: 70-72.

    Hagman R., Reezigt B.J., Ledin H.B. and Karlstam E. (2009). Blood lactate levels in 31 female dogs with pyometra, Acta Veterinaria Scandinavica, 51: 2.

    Nath K., Tiwari S. K. and Kalim O. (2009). Physiological and haematological changes in bitches with pyometra, Indian Vet.J., 86: 734-736.

    Reagan W.J., Poitout-Belissent F.M. and Rovira A.R.I. (2010), Design and methods used for preclinical haematoxicity studies. Pages 71-77. In: Weiss and Wardrop (Eds.), Schalm’s Veterinary Hematology, 6th Edition, Wiley-Blackwell, Iowa.

    Schepper J. D., Stock J.V.D. and Capiau E. (1987) Anaemia and leucocytosis in one hundred and twelve dogs with pyometra, Journal of Small Animal Practice, 28: 137-145.

    Singh S., Dadhich H. and Sharma G.D. (2006). Haemato- biochemical studies in cystic endometrial hyperplasia pyometra complex in canine, Indian Journal of Veterinary Pathology, 30: 46-48.