ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN VÔI LÊN SỰ THAY ĐỔI CANXI, NATRI TRAO ĐỔI VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN NHIỄM MẶN

Ngày nhận bài: 05-07-2017

Ngày duyệt đăng: 19-03-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Dang, L., Hữu, T., & Hưng, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN VÔI LÊN SỰ THAY ĐỔI CANXI, NATRI TRAO ĐỔI VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN NHIỄM MẶN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(1), 46–53. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1374

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN VÔI LÊN SỰ THAY ĐỔI CANXI, NATRI TRAO ĐỔI VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN NHIỄM MẶN

Lê Văn Dang (*) 1 , Trần Ngọc Hữu 2 , Ngô Ngọc Hưng 2

  • 1 Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường đại học Cần Thơ
  • 2 Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường đại họcCần Thơ
  • Từ khóa

    Ca, Na, đất, nhiễm mặn, năng suất, lúa, vôi

    Tóm tắt


    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của bón vôi lên sự thay đổi canxi (Ca)và natri (Na)trao đổi của đất và năng suất của 3 giống lúa trong điều kiện đất phèn nhiễm mặn vụ Hè Thu 2016 tại Long Mỹ - Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố với 4 lần lặp lại: 3 giống lúa và 2 mức độ bón vôi. Kết quả thí nghiệm cho thấybón vôi trên đất phèn nhiễm mặn làm tăng hàm lượng canxi trao đổi trong đất, giảm độ mặn và hàm lượng natri trao đổi trong đất tầng mặt 0-20cm, sự cải thiện này của đất giúp cho năng suất lúa gia tăng nhờ vào sự gia tăng của số bông trên mét vuông và số hạt trên bông. Trong điều kiện đất bị nhiễm mặn đầu vụ Hè Thu năm 2016, giống lúa OM 5451 và OM 8017 có số bông trên mét vuông, số hạt trên bông và năng suất lúa cao hơn so với giống OM 4900. Kết quả thực hiện mô hình giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn vụ Hè Thu 2017 đưa đến lợi nhuận cao hơn so với biện pháp canh tác của nông dân là 3.158.000 đồng/ha. Khuyến cáo sử dụng giống lúa OM 5451 kết hợp bón 1 tấn CaO/ha trên đất phèn nhiễm mặn tại Long Mỹ - Hậu Giang.

    Tài liệu tham khảo

    Alama S., Huqb S.M.I., Kawai S., Islam A. (2002). Effects of applying calcium salts to coastal saline soils on growth and mineral nutrition of rice varieties. Journal of Plant Nutrition, 25: 561-575.

    Aslam M., N. Muhammad, R. H. Qureshi, J. Akhtar and Z. Ahmed (2000). Role of Ca2+ in salinity tolerance of rice, Plant Manage. No. 8-10 (1998), Islamabad.

    Hanay, A. F.; Buyuksonmez, F. M. and Kanbolat, M. Y. 2004. Reclamation of saline-sodic soils with gypsum and MSW compost. Compost Science and Utilization, 12: 175-179.

    Kader M.A., and Lindberg S. (2008). Cellular traits for sodium tolerance in rice (Oryza sativa L.). Plant Biotechnology, 25: 247-255.

    Kaya C., Kirnak H., and Higgs D. (2001). Enhancement of growth and normal growth parameters by foliar application of potassium and phosphorus in tomato cultivars grown at high (NaCl) salinity. Journal of Plant Nutrition, 24: 357-367.

    Khan H.R., Yasmin K.F., Adachi T., Ahmed I. (1992). Effects of gypsum, Zn, and intermittent saline irrigation on the growth, yield, and nutrition of rice plants grown in a saline soil. Soil Science and Plant Nutrition, 38: 421-429.

    Lâm Văn Tân, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Hồng Giang, Châu Minh Khôi và Võ Thị Gương (2014). Hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện một số đặc tính đất và sinh trưởng của lúa trên đất nhiễm mặn. Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp, (3): 23-30.

    Lamond R.E., and Whitney D.A. (1992). Management of saline and sodic soils. MF-1022. Cooperative Extension Service, Kansas State University. Manhattan, Kansas. 4 pp.

    Lê Hồng Việt, Đỗ Bá Tân và Châu Minh Khôi (2015). Khảo sát hiện trạng xâm nhập mặn trong nước và đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ, 38: 48-54.

    Mahmoud M.S., Mohamed M.E., El-Zanaty. (2004). Halopytes and foliar fertilization as a useful technique for growing processing tomatoes in the Saline affected soils. Pakistan Journal of Biological Sciences, 7(4): 503-507.

    Mindari W., Sasongko P.E., Kusuma Z., Syekhfani. (2015). Characteristics of saline soil and effect of fertilizer application to rice yield. International Journal of Agronomy and Agricultural Research, 6 (1): 7-15.

    Nestmann F., Vu D. (2016). Water and Energy in Viet Nam. International Mekong Workshop. Can Tho City, June 2016.

    Nguyễn Văn Bo, Nguyễn Thanh Tường, Nguyễn Bảo Vệ và Ngô Ngọc Hưng (2011). Ảnh hưởng của canxi đến khả năng sản sinh proline và sinh trưởng của cây lúa trên đất nhiễm mặn. Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, 18b: 203-211.

    Shah S.H., Tobita S., and Swati Z.A. (2003). Supplemental calcium enhances growth and elicits proline accumulation in NaCl-stressed rice roots. Journal of Biological Sciences, 3(10): 903-914.

    Tất Anh Thư, Lê Văn Dũng, Võ Thị Gương, Nguyễn Thị Bích Thủy, Trang Nàng Linh Chi và Đào Lê Kiều Duyên (2016). Hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện năng suất lúa và đặc tính bất lợi của đất nhiễm mặn trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp, (4): 84-93.

    Tổng cục Thủy lợi (2016). Báo cáo số 75/BC-TWPCTT, ngày 07 tháng 07 năm 2016 “Báo cáo Tổng hợp tình hình thiên tai 6 tháng đầu năm 2016 và những nội dung tiếp theo cần triển khai. http://www.tongcucthuyloi.gov.vn.

    VAWR (2016). “Báo cáo xâm nhập mặn tại cửa sông vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp chống hạn”, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

    Walsh L. M., and J. D. Beaton. (1973). Soil testing and plant analysis. Soil Sci. Am., Madison. WI, USA.

    Walworth J. (2012). Using Gypsum and Other Calcium Amendments in Southwestern Soils. Publication AZ1413, College of Agriculture and Life Sciences, University of Arizona.

    Wu G.Q., and Wang S.M. (2012). Calcium regulates K+/Na+ homeostasis in rice (Oryza sativa L.) under saline conditions. Plant Soil Environment, 58(3): 121-127.