CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN

Ngày nhận bài: 18-07-2023

Ngày duyệt đăng: 12-04-2024

DOI:

Lượt xem

6

Download

1

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Kiều, L., & Nguyên, P. (2024). CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(4), 476–484. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1310

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN

Lê Diễm Kiều (*) 1 , Phạm Quốc Nguyên 1

  • 1 Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên môi trường, Trường Đại học Đồng Tháp
  • Từ khóa

    Chất lượng đất, khu bảo tồn đất ngập nước, Láng Sen, Long An

    Tóm tắt


    Nghiên cứu hiện trạng chất lượng đất ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An được thực hiện nhằm cung cấp dữ liệu về chất lượng môi trường đất phục vụ cho công tác bảo tồn, thông qua các thông số pHH2O, pHKCl, độ dẫn điện, axit tổng, chất hữu cơ, đạm tổng và lân tổng của tầng đất 0-20cm và 20-50cm ở các tiểu khu 5, 6, 9, 10, 11 và 12 vào mùa khô (2023). Kết quả đã ghi nhận được đất ở khu vực nghiên cứu có tính axit cao với pHH2O, pHKCl, axit tổng lần lượt 2,60-4,27; 2,60-3,63và 2,92-19,63meq H+/100g đất. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng của đất khá cao, tuy nhiên hàm lượng lântổng ở mức thấp lần lượt là 8,09-24,15%; 0,29-2,27%; 0,006-0,021%. Đất ở tầng 0-20cm có pH, độ dẫn điện, chất hữu cơ, đạm tổng, lân tổng cao hơn so với tầng 20-50cm ở hầu hết các tiểu khu. Tiểu khu 9, 10 và 5 có pH cao hơn nhưng lại có axit tổng, chất hữu cơ, đạm và lân tổng thấp hơn các tiểu khu còn lại. Sự biến động các thành phần lý, hóa học đất ở các tiểu khu và theo tầngchịu ảnh hưởng nhiều củachế độ quản lý nước. Chất lượng đất hầu hết đều phù hợp cho sinh trưởng của các loài thực vật ưu thế ở các tiểu khu, tuy nhiên nên hạn chế tình trạng khô hạn vào cuối mùa khô ở tiểu khu 6, 11 và 12 và tình trạng ngập nước liên tục ở tiểu khu 9 và 10.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2004). TCVN 7377:2004 - Chất lượng đất - giá trị chỉ thị pH trong đất Việt Nam.

    Lê Huy Bá (2003). Những vấn đề về đất phèn Nam bộ. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

    Metson A.J. (1961). Methods of Chemical Analysis of Soil Survey Samples. Govt Printer. Wellington. New Zealand.

    Ngô Ngọc Hưng (2010). Tính chất hóa học của đất phèn ở vùng sinh thái nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2: 17-22.

    Nguyễn Mỹ Hoa (2007). Giáo trình thực tập hóa lý đất. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ.

    Nguyễn Thanh Giao (2020). Xác định vị trí quan trắc môi trường đất, nước tại khu bảo tồn loài-sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 12(2): 133-141.

    Nguyễn Thanh Giao, Dưong Văn Ni & Trương Hoàng Đan (2021). Khảo sát chất lượng đất vào mùa khô tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tại chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 6(2): 131-137.

    Nguyễn Thị Thủy & Lưu Thế Anh (2017). Đánh giá chất lượng đất bazan dưới các loại hình sử dụng đất khác nhau khu vực Di Linh - Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường. 33(3): 67-78. https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4117.

    Patni N.K., Masse L. & Jui P.Y. (1998). Groundwater Quality under Conventional and No Tillage: I. Nitrate, Electrical Conductivity, and pH. Journal of Environmental Quality. 27: 869-877.

    Palta M.M., Ehrenfeld J.G. & Groffman P.M. (2013). Denitrification and Potential Nitrous Oxide and Carbon Dioxide Production in Brownfield Wetland Soils. Journal of Environmental Quality. Journal of Environmental Quality. 42(5):1507-1517. doi: 10.2134/jeq2012.0392.

    Paľove-Balang P. & Mistrík I. (2007). Impact of low pH and aluminium on nitrogen uptakeand metabolism in roots ofLotus japonicus. Biologia, Bratislava. 62/6: 715-719. doi: 10.2478/s11756-007-0133-1.

    Quách Văn Toàn Em, Viên Ngọc Nam & Ngô Xuân Quảng (2022). Đánh giá một số chỉ tiêu lí, hóa của đất ở các quần xã cây cóc đỏ (Lumnitzera littorea(Jack) Voigt) phân bố ở Nam Bộ. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh. 19(11): 1842-1853. https://doi.org/10.54607/hcmue.js. 19. 11. 3593(2022).

    Sadovski A.N. (2019). Study on pH in water and potassium chloride for Bulgarian soils. Eurasian J Soil Sci. 8(1): 11-16.

    Shen-Miller J., Schopf J.W., Harbottle G., Cao R.I., Ouyang S., Zhou K.S., Southon J.R. &Liu G.H. (2002). Long-living lotus: Germination and soil ã-irradiation of centuries old fruits, and cultivation, growth and phenotypic abnormalities of offspring. Amer. J. Bot. 92:236-247.

    SantosaL.F. & Sudarno Zaman B. (2021). Potential of local plant Eleocharis dulcis for wastewater treatment in constructed wetlands system: review. Earth Environ. Sci. 896: 12-30.

    Smith J.L. & Doran J.W. (1996). Measurement and use of pH and electrical conductivity for soil quality analysis. In: Doran, J.W. and Jones, A.J., (eds) Methods for Assessing Soil Quality, 49: 169–185.

    Storer D.A. (1984). A simple high sample volume ashing procedure for determining soil organic matter. Communications in Soil Science and Plant Analysis. 15: 759-772.

    Tordoff A.W. (2002). Directory of Important Bird Areas in Vietnam: key sites for conservation in Vietnam. eds. Hanoi: BirdLife International in Indochina and the Institute of Ecology and Biological Resources.

    Trần Ngọc Cường (2014). Thông tin về đất ngập nước Ramsar (RIS) - Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Trương Thị Nga, Đinh Hoài Ứng & Nguyễn Công Ứng (2009). Hiện trạng đất khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư - tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 12: 9-14.

    UBND tỉnh Long An (2015). Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 09/01/2015 về việc giao diện tích đất cho khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen.