Ngày nhận bài: 20-07-2022
Ngày duyệt đăng: 26-01-2024
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA GÀ CÁY CỦM THƯƠNG PHẨM
Từ khóa
Gà Cáy Củm, thương phẩm, sinh trưởng, thân thịt, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà Cáy Củm thương phẩm. Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4/2021 đến tháng 12/2021 tại Chi nhánh Nghiên cứu và Phát triển động thực vật bản địa - Công ty khai khoáng miền núi tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tổng số 450 con gà Cáy Củm thương phẩm được chia thành 3 lô, mỗi lô 150 con, được nuôi theo quy trình chăn nuôi gà lông màu của Viện Chăn nuôi. Khối lượng gà Cáy Củm được cân hàng tuần để đánh giá khả năng sinh trưởng. Kết thúc thí nghiệm lúc 16 tuần tuổi, tổng số 6 cá thể gà (3 gà trống, 3 gà mái) được chọn ngẫu nhiên để mổ khảo sát đánh giá năng suất và chất lượng thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gà Cáy Củm có tỷ lệ nuôi sống cao (92,44%) khối lượng cơ thể lúc 16 tuần tuổi đạt 1.484,50 g/con, thu nhận thức ăn là 49,92 g/con/ngày, mức tiêu tốn thức ăn là 3,57kg thức ăn/1kg tăng khối lượng. Gà có các chỉ tiêu chất lượng thịt nằm trong giới hạn chất lượng thịt gà nội Việt Nam. Tỷ lệ thân thịt của gà trống đạt 71,21% và gà mái là 70,89%. Tỷ lệ thịt đùi của gà trống và gà mái nằm trong khoảng từ 19,39-20,75%; tỷ lệ thịt lườn là 16,09-17,33%. Độ dai của thịt đùi cao hơn nhiều so với thịt lườn; ở gà trống cao hơn gà mái.
Tài liệu tham khảo
Berthouly-Salazar C., Rognon X., Nhu Van T., Gély M., Vu Chi C., Tixier-Boichard M., Bed’Hom B., Bruneau N., Verrier E. & Maillard J.C. (2010). Vietnamese chickens: a gate towards Asian genetic diversity. BMC Genet. 11: 1-11.
Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn & Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Bùi Thị Thơm & Trần Văn Phùng (2017). Đặc điểm ngoại hình và tình hình chăn nuôi gà Cáy Củm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 225: 20-15.
Bùi Thị Thơm, Trần Văn Phùng & Nguyễn Hưng Quang (2017). Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trong khẩu phần ăn cho gà Cáy Củm nuôi thịt tại Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học Công nghệ. 171: 153-160.
Lê Thị Thúy, Trần Thị Kim Anh & Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010). Khảo sát thành phần và chất lượng thịt gà H’Mông và gà Ri ở 14 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 25: 8-13.
Moula N., Dang P.K., Farnir F., Ton V.D., Binh D.V., Leroy P. & Antoine-Moussiaux N.. (2011). The Ri chicken breed and livelihoods in North Vietnam: characterization and prospects. J. Agric. Rural Dev. Trop. Subtrop. JARTS. 112: 57-69.
Moula N., Michaux C., Philippe F.X., Antoine-Moussiaux N. & Leroy P. (2013). Egg and meat production performances of two varieties of the local Ardennaise poultry breed: silver black and golden black. Anim. Genet. Resour. Génétiques Anim. Genéticos Anim. 53: 57-67.
Nguyễn Bá Mùi, Nguyễn Chí Thành, Lê Anh Đức & Nguyễn Bá Hiếu (2012). Đặc điểm ngoại hình và khả năng cho thịt của gà địa phương Lông Cằm tại Lục Ngạn, Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 10: 978-985.
Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Công Oánh, Nguyễn Văn Duy & Vũ Đình Tôn (2020). Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà Tiên Yên. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18: 423-433.
Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Thúy Hằng, Hoàng Anh Tuấn & Bùi Hữu Đoàn (2016). Một số đặ điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà Nhiều Ngón nuôi tại rừng quốc gia Xuân Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 14: 10-20.
Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Duy & Vũ Đình Tôn (2017). Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà H’mông nuôi theo phương thức công nghiệp. Tạp chí Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam. 15: 438-445.
Trần Thị Thu Hồng, Lê Văn An & Phan Thị Hằng (2017). Ảnh hưởng của thức ăn lên men bởi Pichia kudriavzevii đến khả năng sinh trưởng của gà Ri. Tạp chí Khoa học - Đại Học Huế. 126: 107-115.