CHỌN GIỐNG VÀ THỰC NGHIỆM TRỒNG Hymenopellis radicata (NẤM MỐI ĐEN) TRÊN NGUỒN CƠ CHẤT THÔNG DỤNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngày nhận bài: 03-10-2023

Ngày duyệt đăng: 25-12-2023

DOI:

Lượt xem

24

Download

24

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Thủy, T., Huyền, V., Dương, V., & Huỳnh, P. (2024). CHỌN GIỐNG VÀ THỰC NGHIỆM TRỒNG Hymenopellis radicata (NẤM MỐI ĐEN) TRÊN NGUỒN CƠ CHẤT THÔNG DỤNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(12), 1592–1600. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1230

CHỌN GIỐNG VÀ THỰC NGHIỆM TRỒNG Hymenopellis radicata (NẤM MỐI ĐEN) TRÊN NGUỒN CƠ CHẤT THÔNG DỤNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trần Thị Thu Thủy (*) 1 , Võ Trần Khánh Huyền 1 , Vũ Thùy Dương 1 , Phạm Châu Huỳnh 1

  • 1 Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng - Hòa Thọ Tây, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
  • Từ khóa

    Hymenopellis radicata, nấm Mối đen, Rooting Shank, hiệu suất sinh học, cadimi

    Tóm tắt


    Hymenopellis radicata (Xerula radicata, Oudemansiella radicata, nấm Mối đen) là một loài nấm ăn hoang dại;quả thể có giá trị dinh dưỡng và dược học cao, là nguyên liệu tiềm năng cho công nghiệp thực phẩm và y - dược. Mục tiêu của nghiên cứu là tuyển chọn giống nấm Mối đen từ 5 nguồn giống khác nhau và được thử nghiệm so sánh trong điều kiện ươm, trồng tự nhiên tại thành phố Đà Nẵng. Giá thể sử dụng gồm 80,0 w% mạt cưa gỗ cao su, 10,0 w% cám gạo, 9,0 w% bột ngô, và 1,0 w% bột CaCO3, với quy mô 30 bịch/nghiệm thức, lặp 3 lần. Nấm được đánh giá về các đặc tính kỹ thuật nhân giống, sinh trưởng, hiệu suất sinh học, chất lượng quả thể. Qua phân tích dữ liệu, xác định được một nguồn giống (kí hiệu M2) thể hiện các phẩm chất ưu trội, được giới thiệu để trồng tại thành phố Đà Nẵng: Tốc độ phát triển của hệ sợi trên môi trường giá thể nuôi trồng; 6,26 ± 0,24 mm/ngày, hiệu suất sinh học: 12,06 ± 0,38%, quả thể chứa hàm lượng protein tổng: 31,2 w% chất khô, hàm lượng lipid: < 1,0 w% chất khô; không phát hiện E.coli, Salmonella. Đáng lưu ý rằng, kết quả cho thấy Hymenopellis radicata có khả năng hấp thụ rất cao đối với cadimi (~3,7 mg/kg khô, vượt ngưỡng cho phép là 0,2 mg/kg theo QCVN 8-2:2011/BYT) và không hấpthụ chì.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Y tế. (2011). Quy chuẩn quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2008). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7924-2:2008 (ISO 16649-2:2001) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Escherichia colidương tính b-glucuronidaza - Phần 2: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 44°C sử dụng 5-bromo-4-clo-3-indolyl-b-D-glucuronid.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2009). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4295:2009 về Đậu hạt - phương pháp thử.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2017). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6555:2017 (ISO 11085:2015) về Ngũ cốc, sản phẩm từ ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo thô và hàm lượng chất béo tổng số bằng phương pháp chiết randall.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2017). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017) về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp phát hiện, định lượng và xác định typ huyết thanh của Salmonella- Phần 1: Phương pháp phát hiện Salmonella spp.

    Johnsen H.R. & Krause K. (2014). Cellulase activity screening using pure carboxymethylcellulose: Application to soluble cellulolytic samples and to plant tissue prints. Int J Mol Sci.15(1): 830-8.

    Kay S., Sikes B. & Morse C. (2022). A New Guide to Kansas Mushrooms. University Press of Kansas. Retrieved from: https://books.google.com.vn/books?id = 8XSrEAAAQBAJ on August 18, 2023.

    Nguyễn Thị Bích Thùy & Trịnh Tam Kiệt (2008). Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm trắng rễ dài Oudemansiella Radicata. Di truyền học và ứng dụng - Chuyên san Công nghệ sinh học. 4(0866-8566): 74.

    Niego A.G., Raspé O., Thongklang N., Charoensup R., Lumyong S. & Stadler M. (2021). Taxonomy, diversity and cultivation of the Oudemansielloid/Xeruloid taxa Hymenopellis, Mucidula, Oudemansiella, and Xerula with respect to their bioactivities: A review. J Fungi. 7(1): 1-23.

    Niego A.G.T., Thongklang N., Hyde K.D. & Raspé O. (2023). Introduction of two novel species of Hymenopellis (Agaricales, Physalacriaceae) from Thailand. MycoKeys 98: 253–271 (2023), DOI: 270 10.3897/mycokeys.98.104517.

    Novo M.T., Casanoves M., Garcia-Vallvé S., Pujadas G., Mulero M. & Valls C (2016). How do Detergents Work? A Qualitative Assay to Measure Amylase Activity. J Biol Educ. 50(3).

    Phạm Châu Huỳnh, Lê Văn Tình, Lê Thị Thảo Tiên, Nguyễn Chí Linh, Nguyễn Ngọc Tâm, Phan Tiến Dũng, Trần Thị Thu Thủy & Phạm Thị Thủy (2020). Đặc tính hấp thụ cadmium và chì của nấm Bào ngư và giải pháp đảm bảo nấm an toàn kim loại nặng. Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc. tr. 673-678.

    Xu F., Li Z., Liu Y., Rong C. & Wang S. (2016). Evaluation of edible mushroom Oudemansiella canariicultivation on different lignocellulosic substrates. Saudi J Biol Sci. 23(5):607-13. http://dx.doi.org/10.1016/j.sjbs.2015.07.001.

    Zaragoza O. & Casadevall A. (2021). Encyclopedia of Mycology [Internet]. Elsevier Science. Retrieved from: https://books.google.com.vn/books?id = cnINEAAAQBAJ on August 18, 2023,

    Zou Li-kou, Xin P, Yue Ai-ling, Yan L, Bei L & Yue Z (2011). Cultivation, Identification and Amino Acid Composition of Hymenopellis radicata. 32(03): 144-7.