ẢNH HƯỞNG CỦA SULPHATE KẼM VÀ ROSABOR ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ VỐI TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI ĐẮK LẮK

Ngày nhận bài: 14-04-2014

Ngày duyệt đăng: 26-06-2014

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Minh, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA SULPHATE KẼM VÀ ROSABOR ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ VỐI TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI ĐẮK LẮK. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(4), 468–475. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/121

ẢNH HƯỞNG CỦA SULPHATE KẼM VÀ ROSABOR ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ VỐI TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI ĐẮK LẮK

Nguyễn Văn Minh (*) 1

  • 1 Khoa Nông Lâm Nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên
  • Từ khóa

    Cà phê vối, Đắk Lắk, đất bazan, năng suất, tỉ lệ tươi/nhân

    Tóm tắt


    Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch Sulphate kẽm và Rosabor phun cho cà phê vối trồng trên đất bazan tại tỉnh Đắk Lắk trênnền phân bón 260kg N + 95kg P2O5+ 240kg K2O và 10 tấn phân chuồng (2 năm bón 1 lần)1, cho thấy:công thức (B3Zn2)phun dung dịch với nồng độ ZnSO4 0,4% + Rosabor 0,25% 5 lần/năm (2 lần mùa khô và 3 lần mùa mưa) làm tăng hàm lượng đạm tổng số, K, Zn và B trong lá cà phê; có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng phát triểnnhưgia tăng chiều dài cành dự trữ 17%, giảm tỉ lệ tươi/nhân của quả cà phê 4%, năng suất cà phê nhân tốt nhất đạt 3,97 tấn nhân/ha, lợi nhuận cao nhất 71,78 triệu đồng/ha/năm, cao hơn đốichứng 27,45 triệu đồng/ha/năm.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2002).Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối 10 TCN 478-2001, Viện KHKT NLN Tây Nguyên biên soạn; Ban hành theo quyết định số 06/2002/QĐ-BNN ngày 9/01/2002.

    Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2013).“Quy trình tái canh cà phê vối”,Ban hành theo quyết định số 273 /QĐ-TT-CCN ngày 3/7/2013 của Cục trưởng cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT.

    Nguyễn Tri Chiêm (1993).“Chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây cà phê để có cơ sở bón phân hợp lý”.Kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học 1983-1994, Viện nghiên cứu cà phê, tr. 298-312.

    Bùi Huy Hiền và cs. (2007).“Hiệu quả của phân bón trung và vi lượng đối với cà phê vối Đắk Lắk”. Kết quả nghiên cứu khoa học 1987- 2007, Quyển 2. Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên, tr 64-70.

    Trương Hồng (2012).“Sinh lý dinh dưỡng cây cà phê”.Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí KH&KT số 12.

    Tôn Nữ Tuấn Nam và cs. (1998).“Ảnh hưởng của bo và kẽm đến năng suất cà phê vối ở Đắk Lắk” Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, 9: 45-48.

    Nguyễn Văn Sanh (2009).“Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá và bước đầu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh tại Đăk Lăk”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Nguyễn Tiến Sĩ (2009).“Nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất phát triển trên đá bazan phục vụ thâm canh cà phê tỉnh Đắk Nông”.Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Nguyễn Công Vinh và Lê Xuân Ánh (2007).“Vaitrò của bo và kẽm đối với cà phê Catimor trên đất nâu đỏ đá bazan”. Kết quả nghiên cứu khoa học 1987- 2007, quyển 2. Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên, tr. 82-93.

    Yonara Poltronieri, Herminia E P Martines and Paulo R Cecon (2011). “Effect of zinc and its form of supply on production and quality of coffee beans”, Society of Chemical Industry. J. Sci. Food Agric.

    Willson. K. C (1987). “Climate and soils, coffee”. Botany, biochemitry & Production of beans and beverage, by M.N. Clifford K.C. Willson, Croom Helm, Lon Don - New York - Sydney, pp. 97 - 102.