Ngày nhận bài: 19-04-2023
Ngày duyệt đăng: 29-08-2023
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU VÀ SỰPHÂN BỐ CỦA VIRUS GÂY BỆNH TRONG MỘT SỐ MÔ ĐÍCH CỦA LỢN MẮC DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN (CSF)
Từ khóa
Dịch tả lợn cổ điển, lợn, hóa mô miễn dịch, vi thể, cấp tính
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm bệnh lý của các ca mắc Dịch tả lợn cổ điển (Classical Swine Fever - CSF) tự nhiên tại phía Bắc - Việt Nam và sự phân bố của virus trong cơ thể lợn mắc bệnh. Támlợn mắc bệnh CSF ở các độ tuổi khác nhau được mổ khám quan sát bệnh tích đại thể, lấy mẫu làm tiêu bản nghiên cứu bệnh tích vi thể và xác định sự hiện diện của kháng nguyên virus bằng phương pháp nhuộm hoá mô miễn dịch (IHC). Kết quả cho thấy, bệnh tích của lợn mắc bệnh CSF bao gồm: xuất huyết, viêm các cơ quan lympho, nhồi huyết rìa lách, xuất huyết điểm ở nhiều cơ quan nội tạng và sung huyết ở não. Tổn thương vi thể chủ yếu là sung huyết, xuất huyết, teo nang lympho, hoại tử tế bàovà viêm mạch ở các cơ quan nội tạng. Kháng nguyên virus CSF được phát hiện thấy ở tất cả 12 tổ chức nghiên cứu với mật độ cao ở các cơ quan lympho, thận và phổi. Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định được các cơ quan đích tấn công của virus CSF trong cơ thể lợn mắc bệnh bằng phương pháp IHC tại Việt Nam. Kết quả này cho thấy chủng virus đang lưu hành tại miền Bắc có độc lực cao và gây bệnh CSF thể cấp tính trên lợn.
Tài liệu tham khảo
Aoki H., Ishikawa K., Sekiguchi H., Suzuki S. & Fukusho A. (2003). Pathogenicity and kinetics of virus propagation in swine infected with the cytopathogenic classical swine fever virus containing defective interfering particles. Arch Virol. 148(2): 297-310.
Bùi Quang Anh (2001). Nghiên cứu dịch tễ học bệnh dịch tả lợn và các biện pháp phòng chống ở một số tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện Thú y quốc gia. tr. 68-75.
Belak K., Koenen F., Vanderhallen H., Mittelholzer C., Feliziani F., De Mia G.M. & Belak S. (2008). Comparative studies on the pathogenicity and tissue distribution of three virulence variants of classical swine fever virus, two field isolates and one vaccine strain, with special regard to immunohistochemical investigations. Acta Vet Scand. 50: 34.
Blome S., Staubach C., Henke J., Carlson J. & Beer M. (2017). Classical Swine Fever-An Updated Review. Viruses. 9(4).
Bùi Trần Anh Đào & Nguyễn Hữu Nam (2009). Một số đặc điểm bệnh lý ở lợn mắc bệnh Dịch tả lợn. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 7(2): 166-171.
Carrasco L., Ruiz-Villamor E., Gomez-Villamandos J.C., Salguero F.J., Bautista M.J., Macia M., Quezada M. & Jover A. (2001). Classical swine fever: morphological and morphometrical study of pulmonary intravascular macrophages. J Comp Pathol. 125(1): 1-7.
Choe S., Le V.P., Shin J., Kim J.H., Kim K.S., Song S., Cha R.M., Park G.N., Nguyen T.L., Hyun B.H., Park B.K. & An D.J. (2020). Pathogenicity and Genetic Characterization of Vietnamese Classical Swine Fever Virus: 2014-2018. Pathogens. 9(3).
Gomez-Villamandos J.C., Ruiz-Villamor E., Bautista M.J., Sanchez C.P., Sanchez-Cordon P.J., Salguero F.J. & Jover A. (2001). Morphological and immunohistochemical changes in splenic macrophages of pigs infected with classical swine fever. J Comp Pathol. 125(2-3): 98-109.
Izzati U.Z., Hoa N.T., Lan N.T., Diep N.V., Fuke N., Hirai T. & Yamaguchi R. (2021). Pathology of the outbreak of subgenotype 2.5 classical swine fever virus in northern Vietnam. Vet Med Sci.7(1): 164-174.
Liu J., Fan X.Z., Wang Q., Xu L., Zhao Q.Z., Huang W., Zhou Y.C., Tang B., Chen L., Zou X.Q., Sha S. & Zhu Y.Y. (2011). Dynamic distribution and tissue tropism of classical swine fever virus in experimentally infected pigs. Virol J. 8: 201.
Ma S.M., Mao Q., Yi L., Zhao M.Q. & Chen J.D. (2019). Apoptosis, Autophagy, and Pyroptosis: Immune Escape Strategies for Persistent Infection and Pathogenesis of Classical Swine Fever Virus. Pathogens. 8(4).
Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Hữu Nam, Bùi Trần Anh Đào, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Lan, Bùi Thị Tố Nga & Trần Minh Hải (2018). Bệnh Dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever) - Tình hình dịch tễ, đặc điểm bệnh lý và chẩn đoán phân biệt. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 25(7): 87-97.