Ngày nhận bài: 19-05-2023
Ngày duyệt đăng: 29-06-2023
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN HÀM LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG DẦU CÁM GẠO CỦA DÒNG LÚA JAPONICA CÓ VỎ LỤA DÀY
Từ khóa
Phân đạm, lớp aleurone, tỷ lệ cám/gạo, dầu cám gạo
Tóm tắt
Thí nghiệm trong chậu được tiến hành trong nhà lưới nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức đạm bón (0,5; 1,0 và 1,5g N/chậu 0,03m2) đối với quang hợp, năng suất hạt và dầu cám của dòng lúa có vỏ lụa dày Ja12 và giống gốc đối chứng Mizuhochikara trong cả vụ Mùa và vụ Xuân. Mỗi công thức chọn ngẫu nhiên 5 cây để đo cường độ quang hợp tại các giai đoạn trỗ, chín sữa và chín sáp. Chất khô tích lũy được cân ở 5 cây mỗi công thức tại các giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, trỗ, chín sáp và chín hoàn toàn. Các chỉ tiêu như năng suất hạt, tỷ lệ cám/gạo, hàm lượng dầu và chất lượng dầu cám được theo dõi ở 20 cây mỗi công thức tại giai đoạn thu hoạch. Kết quả thí nghiệm cho thấy tăng lượng đạm bón làm tăng cường độ quang hợp và chất khô tích lũy của cả hai giống lúa thí nghiệm. Năng suất và các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng dầu cám như tỷ lệ cám/gạo, hàm lượng lipid và hàm lượng -oryzanol của dòng Ja12 đều cao hơn đối chứng ở tất cả các mức đạm bón. Tăng lượng đạm bón không làm tăng tỷ lệ cám/gạo nhưng làm tăng chất lượng cám của cả hai giống lúa trong cả hai vụ trong đó mức tăng ở dòng Ja12 nhiều hơn so với giống đối chứng.
Tài liệu tham khảo
Bộ NN&PTNT (2011). QCVN-01-55:2011/BNNPTNTvề Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lúa.
Bộ Khoa học và Công nghệ (2017) Tiêu chuẩn quốc gia về dầu gạo. Truy cập từ https://vanbanphapluat.co/ tcvn-12107-2017-dau-gaongày truy cập 12/5/2023.
Đỗ Thị Hường, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan & Phạm Văn Cường (2014). Phản ứng quang hợp của lá đòng ở giai đoạn chín của dòng lúa ngắn ngày với thời vụ và mức bón đạm khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 12(8): 1157-1167.
Juliano B.O. & Bechtel D.B. (1985). The grain and its gross composition. American Association of Cereal Chemists.
Kim H.U. (2020) Lipid Metabolism in Plants. Journal Plants. 9: 871.
Khin O.M., Sato M., Li-Tao T., Matsue Y., Yoshimura A. & Mochizuki T. (2013). Close association between aleurone traits and lipid contents of rice grains observed in widely different genetic resources of Oryza sativa. Journal Plant Production Science. 16(1): 41-49.
Khin O.M., Matsue Y., Matsuo R., Yamagata Y., Yoshimura A. & Mochizuki T. (2012). Identification of QTL for aleurone traits contributing to lipid content of rice (Oryza sativaL.). The 234thMeeting of CSSJ. p. 126.
Lawrence S.H.W., Lian-Du W., Peng-Wen C., Liang-Jwu C. & Jason T.C.T. (1998). Genomic cloning of 18 kDa oleosin and detection of triacylglycerols and oleosin isoforms in maturing rice and postgerminative seedlings. Journal Biochem. 123: 386-391.
Lee G., Rihua P., Yunjoo L., Backki K., Jeonghwan S., Dongryung L., Su J., Zhuo J., Choonseok L., Joong H.Ch. & Hee J.K. (2019). Identification and Characterization of large embryo, a New Gene Controlling Embryo Size in Rice (Oryza sativaL.). pp. 12-22.
Matsuo T.F. & Kikuohi Y.F. (1995). Science of the Rice Plant. Vol. 2: Physiology. Tokyo: Food and Agriculture Policy Research Center. pp. 38-42.
Nguyễn Văn Khoa & Phạm Văn Cường (2015). Hiệu quả sử dụng đạm của cây lúa cạn vùng Tây Bắc. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(8): 1333-1342.
Pham Van Cuong, Hanh Thi Tang, Hanh Hong Nguyen, Mitsukazu S., Hideshi Y. & Atsushi Y. (2022). Effects of Nitrogen Fertilizer Application on Photosynthesis, Embryo and Endosperm Development of a Giant Embryo Rice Genotype. Environ. Journal Control Biol. 60 (2): 109-115.
Pallavi N.P. (2017). HPLC Method Development - A Review. SGVU.
Patel M.& Naik S.N.(2004). Gamma-oryzanol from rice bran oil-A review. Journal of Scientific & Industrial Research.63:569-578.
Sakata M., Seno M.& Matsusaka H. (2016). Development and evaluation of rice giant embryo mutants for high oil content originated from a high-yielding cultivar ‘Mizuhochikara’. Journal Breeding Science.66:425-433.
Satoh H. &Iwata N. (1990). Linkage analysis in rice. On three mutant loci for endosperm properties, ge (giant embryo),du-4 (dull endosperm-4) and flo-1 (floury endosperm-1). Japan J Breed. 40(Suppl 2):268-269.
Shin L. & Bor S.L. (1991). Properties of the Rice Caryopsis. Springer Science Business Media New York.
Stephen R. (2002). Carbon flux and fatty acid synthesis in plants. Progress in Lipid Research. 41(2): 182-196.
Tanaka K., Ogawa M. & Kasai Z. (1977). The rice scutellum. II. A comparison of scutellar and aleurone electron- dense particles by transmission electron microscopy including energy-dispersive X- ray analysis. Journal Cereal Chem. 54: 684-689.
Tang Thi Hanh, Takuya Araki, Pham Van Cuong,Toshihiro Mochizuki, Atsushi Yoshimura & Fumitake Kubota (2008). Effects of Nitrogen Supply Restriction on Photosynthetic Characters and Dry Matter Production in Vietlai 20, a Vietnamese Hybrid Rice Variety, during Grain Filling Stage. Journal Tropical Agricultural Development. 524: 111-118.
Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Công Điển, Đỗ Thị Hường, Vũ Hồng Quảng & Phạm Văn Cường (2014). Đặc tính quang hợp, chất khô tích luỹ và năng suất hạt của dòng lúa ngắn ngày DCG 66 trên các mức đạm bón và mật độ cấy khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 12(2): 146-158.
Vijayata S., Praveen K. S., Adnan S., Subaran S., Zeeshan Z.B. & Ashis K.N. (2016) Over-expression of Arabidopsis thaliana SFD1/GLY1, the gene encoding plastid localized glycerol-3-phosphate dehydrogenase, increases plastidic lipid content in transgenic rice plants. Journal Plant Res. 129(2): 285-293.
Xu J.J., Xiao-Fan Zh. & Hong-Wei X. (2016) Rice aleurone layer specific OsNF-YB1 regulates grain filling and endosperm development by interacting with an ERF transcription factor. Journal of Experimental Botany. 67(22).