ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT CỦA GÀ VẠN LINH

Ngày nhận bài: 07-12-2022

Ngày duyệt đăng: 22-05-2023

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hương, D., Giang, N., Thông, N., Toàn, N., Nhung, Đặng, & Thịnh, N. (2024). ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT CỦA GÀ VẠN LINH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(5), 560–569. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1126

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT CỦA GÀ VẠN LINH

Dương Thu Hương (*) 1 , Nguyễn Thị Châu Giang 1 , Nguyễn Văn Thông 1 , Nguyễn Khánh Toàn 2 , Đặng Thuý Nhung 1 , Nguyễn Hoàng Thịnh 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm Ứng dụng, Phát triển Khoa học - Công nghệ và Đo lường chất lượng sản phẩm,Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Lạng Sơn
  • Từ khóa

    Gà Vạn Linh, ngoại hình, sinh trưởng, chất lượng thịt

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện trên gà Vạn Linh, nuôi tại Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam để đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt. Tổng số 120 con gà Vạn Linh 1 ngày tuổi được chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 40 con. Gà được chăm sóc và nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn gà lông màu của Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi. Kết quả cho thấy, gà Vạn Linh 1 ngày tuổi bộ lông có màu vàng nhạt (71,5%), nâu nhạt (20%) và vàng điểm đen (8,5%); ởtuần 18, gà mái có màu vàng nhạt (47,5%), nâu nhạt (33,4%) và nâu sẫm (19,1%), 62% gà có các điểm đen ở cổ; gà trống có bộ lông đỏ tía (75,8%) và nâu sẫm (24,2%). Gà có mào cờ, màu đỏ tươi; chân, da, mỏ có màu vàng nghệ. Gà có tỷ lệ nuôi sống đến 18 TT cao (95,83%). Khối lượng cơ thể gà trống và gà mái ở 18 TT là 2.244,34g và 2.067,38g. FCR giai đoạn 1-18 TTlà 3,98. Tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi và thịt lườn ở gà trống là 72,69; 21,48; 14,94% và ở gà mái là 71,68; 16,77; 16,14%. Tỷ lệ mất nước bảo quản, chế biến, giá trị pH, màu sắc và độ dai của thịt gà đều đạt chất lượng tốt.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2022). TCVN 13474-1:2022 - Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi -Phần 1: Giống gia cầm.

    Boutten B., Y Jego., Beaumont C. &Le Bihan-Duval E. (2003). Variation of Chicken Technological Meat Quality in Relationto Genotype and Preslaughter Stress Conditions Poultry Science.82:1829-1838.

    Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn & Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu nghiên cứu trong chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Cao Thị Liên (2014). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Hắc Phong. Luận văn Thạc sỹ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Debut M., Berri C., Baéza E., Sellier N., Arnould C., Guémené D., Jehl N.,BouttenB.,Jego Y., Beaumont C., &Le Bihan-Duval E. (2003). Variation of Chicken Technological Meat Quality in Relationto Genotype and Preslaughter Stress Conditions Poultry Science.82:1829-1838.

    FAO (2012). Phenotypic characterization of animal genetic resources. Food and Agriculture Organization of the United Nations.Retrieved fromhttps://www.fao.org/3/i2686e/i2686e.pdfon Sep8, 2022.

    Fletcher D.L. (1999). Broiler Breast Meat Color Variation, pH, and Texture. Poultry Science.78: 1323-1327.

    Lê Thị Thắm, Ngô Xuân Thái, Vũ Văn Thắng, Đào Thị Hiệp, Đoàn Văn Soạn, Vũ Đình Tôn & Đặng Vũ Bình. Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà Đông Tảo (2016). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 14(11): 1716-1725.

    Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Văn Trung, Đặng Ngọc Nga & Phạm Công Thiếu (2021). Năng suất và chất lượng thịt của gà nhiều ngón thương phẩm. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 129: 31-37.

    Nguyễn Bá Mùi & Phạm Kim Đăng (2016). Khả năng sản xuất của gà Ri và con lai (Ri-Sasso-Lương Phượng) nuôi tại An Dương, Hải Phòng. Tạp chí Khoa Học Nông nghiệp Việt Nam. 13(3): 392-399.

    Nguyễn Bá Mùi, Nguyễn Chí Thành, Lê Anh Đức & Nguyễn Bá Hiếu (2012). Đặc điểm ngoại hình và khả năng cho thịt của gà địa phương lông cằm tại Lục Ngạn, Bắc Giang, Tạp chí Khoa học và Phát triển. 10(7): 978-85.

    Nguyễn Thị Dung, Lê Thị Ánh Tuyết & Bùi Thị Dịu (2021). Khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Ri Dabaco và gà Nòi chân vàng nuôi bán chăn thả bằng thức ăn công nghiệp tại Thanh Hoá. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức. 55: 28-35.

    Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Duy & Vũ Đình Tôn (2017). Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 15(4): 438-445.

    Nguyễn Hoàng Thịnh, Bùi Hữu Đoàn & Nguyễn Thị Phương Giang (2020). Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà Ri Lạc Sơn. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 256: 14-19.

    Nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Thị Vinh, Phan Thanh Lâm, Mai Thị Thanh Nga & Bùi Hữu Đoàn (2020). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà Bang Trới. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(10): 812-819.

    Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Công Oánh, Nguyễn Văn Duy & Vũ Đình Tôn (2020). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà Tiên Yên. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(6): 423-433.

    Qiao M., Fletcher D.L., Smith D.P. & Northcutt J.K. (2001). The Effect of Broiler breast meat color on pH, moisture, water-holding capacity and Emulsification capacity. Poultry Science.80: 676-680.

    Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương (2004). Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gà. Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi.